Lệnh cấm mới nhất của chính quyền Trump đối với người Mỹ tiếp cận các sản phẩm công nghệ của Trung Quốc bao gồm Alipay, nền tảng thanh toán trực tuyến được sử dụng rộng rãi nhất trên hành tinh, với hơn 1 tỷ người dùng. Công ty thuộc sở hữu của Ant Group, một chi nhánh của Tập đoàn Alibaba được thành lập bởi người sáng lập Alibaba, tỷ phú Trung Quốc Jack Ma.
Các ứng dụng khác bị cấm bao gồm CamScanner, SHAREit, WPS Office, VMate, Tencent QQ, WeChat Pay và QQ Wallet, trong đó có ba ứng dụng thuộc sở hữu của Tencent.
Theo Reuters, lệnh này cũng nhắm vào WeChat của Tencent, đối thủ chính của Alipay, mà ông Trump cũng đã cố gắng cấm người Mỹ tiếp cận vào năm ngoái, sau khi Bộ Tư pháp cho rằng ứng dụng này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ và QQ Wallet, một ứng dụng tương tự cũng sở hữu của Tencent.
Lệnh cấm của ông Trump cáo buộc những ứng dụng này đánh cắp hoặc lấy dữ liệu của người dân Mỹ, cho thấy rõ ràng rằng có ý định sử dụng dữ liệu thu thập hàng loạt để thúc đẩy chương trình kinh tế và an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ cho biết, động thái này nhằm hạn chế mối đe dọa đối với người Mỹ do các ứng dụng phần mềm Trung Quốc có lượng người dùng lớn và có thể truy cập vào dữ liệu nhạy cảm.
Mặc dù lệnh cấm cho thời gian 45 ngày nhưng Bộ Thương mại Mỹ có kế hoạch hành động trước ngày 20/1, thời điểm ông Trump rời Nhà Trắng, để xác định các giao dịch bị cấm.
Một người đi bộ đứng trước biển báo Alipay bên ngoài tòa nhà văn phòng Ant Group Co. ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 24/12/2020. Ảnh: Bloomberg |
Tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm hàng chục công ty Trung Quốc, bao gồm cả nhà sản xuất chip hàng đầu SMIC và nhà sản xuất máy bay không người lái SZ DJI Technology vào danh sách đen thương mại.
Đồng thời, chính quyền Mỹ công bố danh sách các công ty Trung Quốc và Nga có quan hệ với quân đội và đưa ra hạn chế mua một loạt hàng hóa và công nghệ Mỹ.
Năm 11/2020, ông Trump cũng cố gắng cấm QQ Wallet và WeChat sau khi Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng các ứng dụng này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ.
Tuy nhiên, các tòa án liên bang đã chặn lệnh cấm WeChat vào tháng 10/2020. Tencent đã bác bỏ cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ, tuyên bố rằng ứng dụng này “kết hợp các tiêu chuẩn cao nhất về quyền riêng tư của người dùng và bảo mật dữ liệu”.