• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

OPEC và Nga đồng ý cắt giảm sản lượng, giá dầu tăng vọt

Các nhà sản xuất dầu lớn đã đồng ý duy trì sản lượng ổn định trong tháng 2 và tháng 3 khi...

Theo thỏa thuận, Nga và Kazakhstan sẽ sản xuất nhiều dầu hơn trong những tháng tới. Trong khi đó, Saudi Arabia sẽ tự nguyện cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày so với mức của tháng Giêng.

"Chúng tôi làm điều đó một cách tự nguyện, với mục đích hỗ trợ nền kinh tế của chúng tôi và nền kinh tế của các đồng nghiệp", Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi, Hoàng tử Abdulaziz Bin Salman, cho biết trong một cuộc họp báo.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đồng minh đã đạt được thỏa thuận chưa từng có. Theo đó, các thành viên đã cắt giảm nguồn cung dầu thô lớn nhất và dài nhất trong lịch sử.

Sau khi đạt được thỏa thuận, giá dầu Mỹ đã tăng vượt mốc 50 USD nhưng phần nào đã lùi lại từ mức cao. Giá dầu giao sau giảm 4,9%, tương đương 2,31 USD, ở mức 49,93 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 4,9%, tương đương 2,51 USD, lên 53,60 USD/thùng.

Bjornar Tonhaugen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường dầu tại Rystad Energy, cho biết: “Thực sự bất ngờ khi Riyadh đề xuất cắt giảm sản lượng của mình, vì điều đó có nghĩa là họ sẵn sàng từ bỏ thị phần". Trong khi đó, Ả Rập Xê-út đang tăng sản lượng cho Nga và Kazakhstan.

Các bồn chứa tại một cơ sở dầu mỏ của Saudi Aramco. Ảnh: AP
Các bồn chứa tại một cơ sở dầu mỏ của Saudi Aramco. Ảnh: AP

Ban đầu, nhóm đã không thống nhất được mức sản xuất cho tháng 2 trong cuộc họp vào hôm 4/1. Tuy nhiên, các biến thể mới của COVID-19 dễ lây lan hơn đã được phát hiện ở nhiều nền kinh tế lớn nhất thế giới, làm dấy lên lo ngại rằng, các chính phủ có thể buộc phải áp đặt các hạn chế đối với việc đi lại và đời sống công cộng. 

Hôm 4/1, Thủ tướng Boris Johnson đã ra lệnh cho Vương quốc Anh trở lại tình trạng đóng cửa nghiêm trọng với hy vọng ngăn hệ thống y tế của đất nước bị quá tải. Đức cũng đang xem xét mở rộng các quy định về việc khóa cửa.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng lo ngại về tốc độ phân phối vaccine. Ngay cả ở các quốc gia đã tiêm vaccine sớm, như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, việc tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương nhất cũng mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

Một nguồn tin của CNN Bussiness, hầu hết các nước trong nhóm OPEC+ đều ủng hộ việc nâng mức sản lượng từ tháng 1, nhưng Nga ủng hộ mức tăng thêm 500.000 thùng/ngày.

Hôm 4/1, Hoàng tử Abdul Aziz đã nói với các đại biểu rằng, "mức độ bất ổn trên thế giới vẫn ở mức cao" và làn sóng hạn chế hoạt động mới có thể gây hại cho nhu cầu về nhiên liệu vận tải.

Trong khi đó, vào tháng trước, Phó Thủ tướng Nga, Alexander Novak, nói với các phóng viên rằng, ông sẽ thúc đẩy tăng 500.000 thùng/ngày vào tháng 2. Ông cũng cho biết, Moscow xem mức giá từ 45 đến 55 USD/thùng đối với dầu thô Brent là tối ưu.

Louise Dickson, một nhà phân tích thị trường dầu tại Rystad Energy, nói rằng hai phe rõ ràng đã xuất hiện trong nhóm OPEC+.

Dickson nói: “Sự phân chia phe phái là một đòn giáng mạnh vào liên minh, làm dấy lên câu hỏi liệu các thành viên của nó, với các chương trình nghị sự và cơ cấu sản xuất rất khác nhau, có thể tiếp tục làm việc cùng nhau hay không. Nhưng cuối cùng, một thỏa thuận đã đạt được". 

Lần gần đây nhất nhóm có những quan điểm bất đồng là vào tháng 3. Cụ thể, căng thẳng giữa Nga và Ả Rập Xê Út về vấn đề giành thị phần đã khiến giá dầu lao dốc. 

Giờ đây, việc tăng sản lượng trong bối cảnh nhu cầu yếu có thể khiến giá giảm. Nhưng một số nhà sản xuất của tập đoàn đang lo lắng về việc nhường thị phần cho các đối thủ, bao gồm các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ. 

NHẬT SANG

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật