Cùng với sự phát triển của xe điện (EV) và thị trường xe điện, thị trường pin xe điện toàn cầu cũng tăng trưởng nhanh chóng. Hiện nay, thị trường pin xe điện toàn cầu được thống trị bởi 3 nhà sản xuất pin Hàn Quốc cùng 4, 5 công ty Trung Quốc như CATL và BYD, và Panasonic của Nhật Bản.
Dàn xe ô tô điện củaTesla. Ảnh: Nikkei. |
Vào hôm 13/1, tại triển lãm công nghệ và điện tử lớn nhất thế giới (CES), ông Shawn Watanabe, người đứng đầu công nghệ năng lượng và sản xuất tại Panasonic của Nhật Bản, cho biết: "Trong khoảng 2-3 năm nữa, chúng tôi sẽ có thể giới thiệu một dòng pin năng lượng cao, không chứa coban".
Coban được sử dụng trong cực âm của pin lithium-ion cho xe điện, giữ giá cao trong khi ắc quy thường chỉ chiếm từ 30% đến 40% giá thành của chiếc xe. Do đó, Panasonic đã giảm hàm lượng coban xuống 5% trong những năm qua.
Bà Celina Mikolajczak, Phó Chủ tịch phụ trách công nghệ pin của Panasonic Energy of North America, cho biết: "Giảm coban khiến chúng tôi khó sản xuất hơn, nhưng đáng mừng là nó sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm chi phí".
Xe điện đã trở thành một trọng tâm trong nỗ lực giảm khí thải toàn cầu. Năm 2019, xe điện chỉ chiếm 2,6% doanh số bán xe hơi toàn cầu. Tesla, hợp tác với Panasonic và đang cố gắng thay đổi điều đó.
Vào tháng 9/2020, ông Elon Musk , người sáng lập Tesla, đã công bố kế hoạch tung ra chiếc xe điện trị giá 25.000 USD trong 3 năm. Để đạt được mục tiêu đó, ông Musk cho biết Tesla sẽ tự sản xuất pin và giảm một nửa chi phí.
Panasonic sản xuất pin không có coban dành cho xe điện Tesla . Ảnh: Quartz. |
Hiện tại, công ty Panasonic cùng vận hành nhà máy pin Gigafactory của Tesla ở Nevada, đã phải vật lộn để biến liên doanh thành một doanh nghiệp có lãi. Đó vẫn là một thách thức, nhưng liên doanh đang được hưởng lợi từ sự thúc đẩy toàn cầu gần đây đối với xe điện. Tháng 6 năm ngoái, 2 công ty đã ký một thỏa thuận định giá trong 3 năm, và trước đó vào tháng 1, Tesla đã ký thỏa thuận để Panasonic cung cấp pin cho nhà sản xuất ô tô từ nhà máy ở Nhật Bản.
Panasonic đang đẩy mạnh nỗ lực của riêng mình để cắt giảm chi phí pin, như đã thấy trong quan hệ đối tác gần đây với Redwood Materials, một công ty khởi nghiệp tái chế do cựu Giám đốc Kỹ thuật Tesla JB Straubel thành lập. Công ty có trụ sở tại Nevada tái chế phế liệu từ pin và thiết bị điện tử tiêu dùng.
Bà Mikolajczak đề cập đến các hợp chất như niken, coban, nhôm, đồng và các kim loại khác được sử dụng trong sản xuất pin và chỉ ra mục tiêu của Panasonic là tái sử dụng những vật liệu đó trong sản xuất pin.
"Những vật liệu chúng tôi sử dụng rất có giá trị vì chúng có thể tái chế. Đó là một dòng nguyên liệu thô ổn định và đó có thể trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng của chúng tôi", Mikolajczak cho biết thêm.