• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo

Ngày 15/5, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã giảm thuế đối với gạo nhập khẩu để...

Văn phòng tổng thống Philippines thông báo, quốc gia Đông Nam Á này - vốn đang phải chống chọi với tình trạng lạm phát tăng - đã tính đến việc giá gạo toàn cầu tăng và những bất ổn trong nguồn cung gạo trong nước.

Trong một sắc lệnh hành pháp, ông Duterte đã giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với gạo xuống còn 35% từ 40% khi giao dịch mua trong hạn ngạch và từ 50% đối với khối lượng ngoài hạn ngạch trong 1 năm "để đa dạng hóa các nguồn thị trường của nước này, tăng nguồn cung gạo, duy trì giá cả phải chăng và giảm sức ép lên lạm phát".

Hồi tháng 1, Bộ Nông nghiệp Philippines đã dự kiến nhập khẩu ít nhất 1,7 triệu tấn lương thực cơ bản trong năm nay để đáp ứng đầy đủ nhu cầu nội địa.

gao.jpg
Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

3 tháng đầu năm 2021, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 36,3% thị phần, khối lượng và giá trị đạt 411,58 nghìn tấn và 219,96 triệu USD, giảm 30,7% về khối lượng và giảm 14,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Trong 3 tháng đầu năm 2021, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Bờ Biển Ngà (gấp 2,7 lần) và Australia (tăng 66%).

Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm nhiều là Mozambique (giảm 53,5%). Giá gạo xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2021 đạt 547,8 USD/tấn, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020. Về chủng loại xuất khẩu, trong ba tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 39,3% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 36,0%; gạo nếp chiếm 22,0%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 2,6%, còn các loại gạo khác chiếm 0,1%.

Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippines (chiếm 63,1%), Cuba (chiếm 12,6%) và Malaysia (chiếm 5,7%). Với gạo jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Philippines (chiếm 21,9%), Ghana (19,8%) và Bờ Biển Ngà (chiếm 16,8%).

Trên thị trường thế giới, trong tháng 4/2021, giá gạo Việt Nam đạt 508 USD/tấn vào đầu tháng và đã giảm xuống còn 488 USD/tấn vào cuối tháng, nguyên nhân chính là do vụ Đông Xuân đã thu hoạch xong nên nhu cầu mua nguyên liệu giảm, chờ đợi vụ Hè Thu sắp tới.

Giá gạo 5% của Ấn Độ đạt 396 USD/tấn vào đầu tháng nhưng đã giảm xuống 377 USD/tấn vào cuối tháng. Hiện hoạt động logistics của Ấn Độ đang rất khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại và gây ra khủng hoảng rộng trong xã hội.

Giá gạo Thái Lan đạt mức 494 USD/tấn và giảm xuống 485 USD/tấn vào cuối tháng. Trong tháng hoạt động thương mại tại Thái Lan diễn ra khá chậm chạp khi nước này trong dịp đón lễ hội Năm mới Songkran.

Năm 2021 dự báo điều kiện thời tiết không thuận lợi tại nhiều nơi trên thế giới nên sản lượng lương thực giảm ở nhiều quốc gia, và nhu cầu nhập khẩu gạo sẽ tăng trong năm 2021. Thị trường châu Âu được dự báo sẽ sôi động hơn khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực và Việt Nam là một đối tác thương mại gạo quan trọng.

P.V

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật