Gói tài chính này tương đương khoảng 20% GDP của Tây Ban Nha. 50% trong số tiền trên là bảo lãnh tín dụng cho các công ty do nhà nước hậu thuẫn và phần còn lại bao gồm các khoản vay và viện trợ cho những người bị ảnh hưởng, theo Reuters.
Một người đàn ông vô gia cư đeo mặt nạ ngủ ở ngưỡng cửa của một tòa nhà, ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: AP |
Tây Ban Nha cũng sẽ trợ cấp cho người lao động tạm thời nghỉ việc và hoãn thanh toán thế chấp cho những người có việc làm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Theo một nguồn tin chính phủ, các biện pháp này sẽ được áp dụng cho giai đoạn kể từ ngày 14/3, khi Tây Ban Nha tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Chứng khoán Tây Ban Nha tăng hơn 6% sau thông báo này.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho hay cuộc khủng hoảng y tế này đã tác động đến nền kinh tế, song ông không nói rằng liệu tình trạng sụt giảm có thể xảy ra như ở các nước như Pháp hay không.
Theo ông, chính phủ sẽ cần một "ngân sách tái thiết" mới để đối phó với hậu quả của dịch bệnh khi tình hình giảm xuống.
Khoảng 47 triệu người Tây Ban Nha bị phong toả một phần kể từ tối 14/3 đã được phép rời khỏi nhà chỉ để đi làm, mua thức ăn hoặc đến nhà thuốc, bệnh viện, và hàng trăm nghìn lao động từ các doanh nghiệp như Vollswagen và Burger King tạm thời được trở về nhà.
Chính phủ Tây Ban Nha đã thông báo 182 trường hợp tử vong mới sau một đêm, nâng tổng số lên 491 trường hợp và biến Tây Ban Nha trở thành quốc gia có số ca tử vong tăng nhanh nhất thế giới sau Italy. Trong khi số người mắc COVID-19 đã tăng lên 11.178 người.