• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tết Nguyên đán: người dân Trung Quốc 'bị mắc kẹt và bơ vơ' ở nước ngoài

Với quy định nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 của Trung Quốc, nhiều...

Hơn một thập kỷ nay, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, Yang - cô gái 29 tuổi, mang quốc tịch Trung Quốc làm việc tại Singapore, thường bay về quê Vũ Hán để đón Tết Nguyên đán cùng gia đình.

Tuy nhiên, đây là năm thứ hai liên tiếp cô bỏ lỡ chuyến đi về quê hương để sum vầy cùng gia đình của mình.

“Cảm giác rất buồn khi không thể cùng gia đình và bạn bè đón giao thừa ở quê nhà”, cô gái công tác trong ngành giáo dục cho biết. "Và tệ hơn là không biết khi nào tôi có thể gặp lại mọi người."

aa4209ce-6b74-11eb-8f06-a7293cc48ccd_image_hires_120436.jpg
You Feifei, làm việc tại một nhà hàng thịt nướng ở Singapore, cho biết cô ấy sẽ coi kỳ nghỉ Tết Nguyên là một tuần làm việc bình thường. Ảnh: SCMP

Theo SCMP, năm ngoái, Yang đã phải hủy kế hoạch trở về nhà sau khi chính quyền Trung Quốc áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn đầu tiên của đại dịch COVID-19.

Vào thời điểm đó, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người và lây nhiễm cho khoảng 1.000 người. Đại dịch khiến ngày lễ quan trọng nhất của Trung Quốc trở nên hỗn loạn.

5add3bec-6b7e-11eb-8f06-a7293cc48ccd_1320x770_120436(1).jpg
Gao Feng làm việc trên cánh đồng với một công nhân địa phương ở Beira, Mozambique. Ảnh: SCMP

Lần này, với việc COVID-19 vẫn hoành hành trên khắp thế giới, cảm giác bấp bênh và mất mát vẫn tồn tại trong các công dân Trung Quốc sống ở nước ngoài khi danh sách dài hơn cân nhắc khiến họ phải xa nhà, trong đó có giá vé máy bay cao hơn, thời gian cách ly lâu và nguy cơ lây nhiễm trên đường về quê là rất cao.

Lần cuối cùng Yang gặp gia đình cô ở Vũ Hán là vào tháng 10/2019. Cô cho biết, giá vé máy bay tăng chóng mặt vì số lượng chuyến bay vào đại lục có hạn, lên tới 1.600 đô la Singapore (1.200 USD) cho mỗi chiều.

Trong khi đó, You Feifei, 45 tuổi, người gốc Thẩm Dương, làm việc ở khu Chinatown của Singapore, cho biết thời gian cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh vào Trung Quốc là nguyên nhân khiến cô không có kế hoạch trở về nhà.

Hiện tại, chính phủ Trung Quốc yêu cầu khách du lịch nội địa thực hiện cách ly tập trung 14 ngày tại một cơ sở được chỉ định như khách sạn, sau đó là thời gian cách ly 7 ngày tại nhà riêng.

Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn đối với những người không có kết nối hàng không trực tiếp đến các địa phương mà họ muốn đến.

Amy, 33 tuổi đến từ Giang Tây, làm việc trong ngành thương mại điện tử của Singapore, cho biết cô ấy có thể sẽ phải trải qua cuộc kiểm dịch ban đầu tại sân bay mà cô quá cảnh, sau đó sẽ phải đối mặt với một đợt kiểm dịch khác khi về quê.

Vì tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn ra phức tạp ở đại lục, các quy định mới có thể được ban hành bất kỳ lúc nào. Amy cho biết, cô lo sợ những thay đổi chính sách vào phút chót có thể kéo dài thời gian ở lại của cô, ảnh hưởng đến công việc của cô tại Singapore.

Trước hoàn cảnh “hụt hẫng” đó, cô “không tính chuyện về quê ăn Tết Nguyên đán”.

Những người khác, như Gao Feng, một người gốc Hồ Bắc hiện đang sống ở Beira, Mozambique - trên bờ biển đông nam của châu Phi - cho biết anh ta cảm thấy có thêm nguy cơ nhiễm virus trên đường về nhà. 

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, hành trình từ Beira đến quê hương Anlu của anh, cách Vũ Hán khoảng 100km, mất gần 30 giờ và thường yêu cầu hai lần di chuyển, anh nói, giờ đây gần như là điều không thể.

Vì những lý do này, anh cho biết, anh đã hết hy vọng đoàn tụ với gia đình.

“Tôi biết có người mắc COVID-19 trên đường trở về quê và người này phải chi 46.600 USD để điều trị”, Gao Feng nói.

Theo Gao Feng, khách du lịch cũng phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 từ quốc gia họ đến, thậm chí còn có thêm nhiều chi phí trong quá trình quá cảnh để trở về Trung Quốc. “Gia đình thực sự muốn tôi có mặt ở nhà để đón tết. Vợ gửi tin nhắn cho tôi mỗi ngày để hỏi thăm, nhưng tôi phải chờ đợi mà không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác”, Gao Feng nói.

Cũng chờ đợi trong vô vọng là Qiu, một kỹ sư cơ khí 33 tuổi ở Bangalore, Ấn Độ. Anh đến thành phố của Ấn Độ vào cuối năm 2019, ban đầu hy vọng sẽ trở về nhà trong vòng vài tháng. Giờ đây, anh phải đối mặt với công việc bị gián đoạn do việc đóng cửa trên toàn quốc của Ấn Độ, trong khi kế hoạch trở về nhà của anh bị tạm dừng.

Tất cả chúng ta đều cảm thấy bị mắc kẹt và tuyệt vọng

Zhuo Haiying, cư dân Singapore

Qiu cho biết, vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hơn bởi khi mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Qiu cho hay, năm ngoái, anh tổ chức Tết Nguyên đán với khoảng 60 người tại một nhà hàng Trung Quốc ở Bangalore, nhưng năm nay, khi các nhà hàng đóng cửa và hầu hết công nhân Trung Quốc đã về quê, anh sẽ đón năm mới cùng với 4 đồng nghiệp khác. “Sẽ không có gì đặc biệt trong năm nay vì chúng tôi có rất ít sự lựa chọn”, Qiu nói.

7e15a21a-6b7a-11eb-8f06-a7293cc48ccd_972x_120436(1).jpg
Một gia đình Trung Quốc tạo dáng tại buổi trưng bày hoa Dahlia Dreams hàng năm trước Tết Nguyên đán tại Gardens by the Bay của Singapore. Ảnh: Reuters

Zhuo Haiying, đến từ tỉnh Phúc Kiến và đã sống ở Singapore hơn hai thập kỷ, cho biết cô và những người bạn Trung Quốc nghe theo lời khuyên của chính phủ Trung Quốc, không về nước để ngăn chặn bất sự lây nhiễm COVID-19 từ các ca nhập cảnh.

“Tất cả chúng tôi đều cảm thấy bị mắc kẹt và bất lực. Nhìn vào tình hình dịch COVID-19 trên khắp thế giới, chúng tôi chỉ muốn an toàn trong năm mới. Cha mẹ già của chúng tôi đều ở nhà hy vọng virus sẽ sớm hết để chúng tôi có thể về nhà”, Zhuo Haiying nói.

You Feifei nói rằng cô sẽ coi khoảng thời gian dài của Tết Nguyên đán chỉ là tuần làm việc bình thường, để không phải nghĩ đến việc xa nhà. “Có một bầu không khí chào đón năm mới ở quê nhà khi bạn được sum vầy với gia đình và bạn bè. Tôi ở đây một mình nên thực sự cảm thấy buồn chán”, You Feifei nói. 

NGỌC CHÂU

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật