• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thảm họa cháy rừng ở Úc: Trái đất đang dần trở thành hành tinh khó sinh tồn?

Phụ nữ Mới xin lược dịch bài cảm nhận của Paul Hockenos, tác giả cuốn “Berlin Calling: A...

Cảnh tượng ngày tận thế đang diễn ra ở Úc khi nạn cháy rừng ở quốc gia này vẫn đang thiêu đốt hàng triệu mẫu đất và tàn phá hơn 1000 căn nhà ở riêng New South Wales.

Những đám khói màu cam bao trùm như hỏa ngục trong các bộ phim viễn tưởng chính là thực tại ở Úc. Đã có 20 người thiệt mạng, nhiều người dân bản địa tháo chạy từ những thị trấn chìm trong khói bụi khi ngọn lửa tới gần, trong khi nhiều người trú ngụ ở các bãi biển.

Người dân di chuyển trong làn khói dày đặc từ cháy rừng ở Bemboka, bang New South Wales của Úc hôm 5/1/2020 (Ảnh: Saeed Khan/AFP/Getty Images).
Người dân di chuyển trong làn khói dày đặc từ cháy rừng ở Bemboka, bang New South Wales của Úc hôm 5/1/2020 (Ảnh: Saeed Khan/AFP/Getty Images).

Đây là những cảnh tượng của một trái đất đang dần trở thành hành tinh khó sinh tồn giữa những trận cháy rừng dữ dội, bão tố và ngập lụt, rồi những trận hạn hán và nước biển dâng cao nhấn chìm nhiều vùng đất. Khủng hoảng khí hậu đang lấy đi mạng sống của con người, và số lượng các thi thể vẫn không ngừng gia tăng.

Theo cộng đồng các nhà khoa học khí hậu thế giới, sẽ còn nhiều dải đất trên địa cầu có thể bốc cháy nếu khủng hoảng khí hậu tiếp tục gây nên những sự kiện thời tiết cực đoan như hiện tượng nhiệt độ cao kỷ lục hay khô hạn kéo dài.

Thực tế, khủng hoảng khí hậu đã rung chuông cảnh báo chúng ta trong nhiều năm. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, sự biến đổi khí hậu thực chất đã được ghi nhận từ cuối những năm 1980 rằng lượng khí nhà kính có thể khiến nhiệt độ toàn cầu sớm đạt ngưỡng 1,5°C trên các mức thời kỳ tiền công nghiệp trong năm 2030. Hệ quả có thể kéo theo tăng cao mức nước biển, thời tiết khắc nghiệt và cạn kiệt thức ăn cho hàng trăm triệu người.

Những đám cháy tàn phá khu duyên hải phía tây ở Bắc Mỹ, châu Âu, Amazon và Arctic Circle đáng nhẽ nên là quá đủ để khiến giới chức hiểu và nhận ra rằng tình trạng ấm lên toàn cầu đã tác động lên cuộc sống của chúng ta, và sẽ có thêm nhiều hậu quả khôn lường nếu không có biện pháp khắc phục.

Cháy rừng ở Úc mang một hình thái mới với mức độ nguy hiểm chết người và khó dự đoán (Ảnh: Brett Hemmings/Getty Images)
Cháy rừng ở Úc mang một hình thái mới với mức độ nguy hiểm chết người và khó dự đoán (Ảnh: Brett Hemmings/Getty Images)

Trên thực tế, chỉ có một điểm sai sót từ các nhà khoa học là đã không lường trước được mức độ gia tăng nhiệt độ nhanh chóng và tác hại của những hệ quả ngắn hạn.

Bên cạnh nạn cháy rừng toàn cầu, tình trạng quản lý rừng không tốt trong một vài trường hợp đã khiến cường độ các đám cháy mạnh hơn, di chuyển nhanh hơn làm gây nên những trận cầu lửa kinh hoàng.

Theo Castellnou, chủ tịch Pau Costa Foundation (nhóm phòng chống cháy rừng độc lập Tây Ban Nha), nhiều chuyên gia ban đầu chỉ coi đám cháy ở châu Âu, California và Úc năm 2009 và 2012 là những hiện tượng hiếm hoi. Thế nhưng những đám cháy kinh hoàng ở Chile và Bồ Đào Nha năm 2017 cùng đám cháy ở Hy Lạp và California một năm sau đó đã xác nhận một hình thái đáng ngại.

“Dạng cháy rừng chết người này mang tính chất hoàn toàn khác. Nó nuốt chửng mọi thứ. Lực lượng cứu hỏa gần như không thể làm được gì với cường độ mạnh mẽ của ngọn lửa”, Castellnou chia sẻ trên Horizon, một tạp chí nghiên cứu của EU.

Những đám cháy hiện tại ở Úc mang tính chất tàn phá nhất từ trước tới nay về mặt phạm vi. Trong những ngày nóng nhất, mức nhiệt kỷ lục (khoảng gần 50°C) liên tục bị phá vỡ, và các nhà khí tượng học cho biết thời tiết “phỏng rộp” đang dần xuất hiện. Bên cạnh đó, độ ẩm thấp và những đợt gió mạnh đang làm phức tạp thêm tình hình đối phó và nỗ lực giải cứu của 10.000 lực lượng cứu hộ khẩn cấp và cả lực lượng quốc phòng Úc. Những đợt khói dày đặc tạo nên những đám mây tro bụi khổng lồ thậm chí còn tràn đến New Zealand gần 1.300 dặm.

Cột khói từ cháy rừng ở East Gippsland, bang Victoria (Ảnh: Delwp Gippland via AP).
Cột khói từ cháy rừng ở East Gippsland, bang Victoria (Ảnh: Delwp Gippland via AP).

Không chỉ nguy hiểm hơn, dạng cháy mới này còn khó dự đoán hơn nhiều

Theo thống kê, mức độ kéo dài của mỗi đợt cháy rừng đã tăng gần 20% từ năm 1979. Tại Hoa Kỳ, những đợt cháy rừng thiêu đốt gấp đôi diện tích đất so với những năm 1970, và theo dự đoán đến năm 2050, thảm họa từ lửa này có thể lại nhân đôi mức độ thiệt hại.

Tuy nhiên vẫn có những người còn nghi ngờ về những cảnh báo đó, như Tổng thống Donal Trump hay Thủ tướng Úc Scott Morrison khi ông này cho rằng Úc không cần phải đối phó với khủng hoảng khí hậu dù công nhận sự biến đổi khí hậu là một trong nhiều yếu tố gây nạn cháy rừng. Trong một hội thảo khí hậu của Liên hợp quốc gần đây tổ chức ở Madrid, chính Úc và các quốc gia như Mỹ, Brazil và Ả rập đã cản trở những cải cách bảo vệ khí hậu mới.

Thủ tướng Morrison coi việc giảm khí thải carbon ra môi trường là một trong những hành động “thiếu thận trọng”, đồng thời cho rằng nhiệm vụ của ông là phải giúp nền kinh tế Úc phát triển tối đa. Vì thế, chính tần suất đốt than và sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng một cách dày đặc đã khiến Úc là một trong những quốc gia có tỷ lệ khí thải nhà kính theo đầu người cao nhất trên thế giới. Mùa hè năm ngoái, chính quyền của ông Morrison vẫn bật đèn xanh cho việc xây dựng mỏ than mới ở Queensland.

Chúng ta cần cắt giảm lượng khí thải carbon toàn cầu xuống 50% vào năm 2030 (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images).
Chúng ta cần cắt giảm lượng khí thải carbon toàn cầu xuống 50% vào năm 2030 (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images).

Bên cạnh Úc, Mỹ hay Trung Quốc là các quốc gia không hoàn thành nghĩa vụ chống biến đổi khí hậu thì có những đảng chính trị và ứng viên nắm bắt được rõ bản chất của sự khủng hoảng, và những học viện danh tiếng đã thiết kế các chính sách và kế hoạch để cải thiện tình hình. Một ví dụ điển hình là thủ tướng Jacinda Ardern của New Zealand khi bà thúc đẩy thành công luật về khí hậu, cam kết nước này sẽ giảm lượng khí thải carbon xuống con số 0 vào năm 2050.

Đúng là chúng ta cần phải cắt giảm lượng CO2 toàn cầu xuống 50% vào năm 2030, thế nhưng sẽ thật nguy hiểm khi nói dối về cuộc khủng hoảng.

Những giải pháp công nghệ sạch cần thiết thực sự đã tồn tại từ lâu như nguồn năng lượng tái tạo, ô tô hay bus chạy bằng điện, những căn nhà không carbon hay những nhiên liệu hơi nước cho máy bay và tàu thuyền. Vấn đề chỉ là những chính sách giúp áp dụng các công nghệ này trên diện rộng và nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho việc phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch và sự tiêu thụ không bền vững.

Thập kỉ tới đây sẽ quyết định trong cuộc đấu tranh khủng hoảng khí hậu. Cho dù giới hoài nghi có nghĩ gì chăng nữa thì vẫn luôn có những thứ mà mỗi chúng ta có thể làm.

Paul Hockenos

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật