Kỷ lục trước đó của nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu được thiết lập vào năm 2015. Với nhu cầu đối với máy tính cá nhân và đồ chơi của Trung Quốc phục hồi tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 29,9% lên 3.360 tỷ USD, theo Nikkei Asia.
Trung Quốc cũng chứng kiến sự gia tăng tổng nhập khẩu đầu tiên trong 3 năm qua, tăng 30,1% lên 2.680 tỷ USD.
Bất chấp chiến tranh thương mại với Washington và các đồng minh, các đợt tiêm phòng ở Mỹ và châu Âu đã giúp chi tiêu của người tiêu dùng phục hồi, điều này dẫn đến sự thúc đẩy các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Thương mại cũng được hỗ trợ bởi sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng giữa các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, khối kinh tế cạnh tranh với Trung Quốc, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 vào năm ngoái.
Riêng trong tháng 12/2021, giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, giảm nhẹ so với mức tăng 16,6% ghi nhận trong tháng 11 trước đó và thấp hơn mức dự đoán của Bloomberg trong khảo sát đánh giá đối với các chuyên gia kinh tế. Nhập khẩu trong tháng 12 tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020, giảm so với mức 26% trong tháng 11.
Những dữ liệu trên đây cho thấy cho thấy bức tranh tổng thể về nhu cầu tăng vọt của thế giới đối với các loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2021, đẩy các nhà máy ở Trung Quốc vận hành với công suất gần như tối đa để đáp ứng các đơn hàng, từ sản phẩm điện tử cho tới đồ nội thất.
Tuy nhiên, tăng trưởng thương mại của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chậm lại trong năm 2022, do nhu cầu các mặt hàng phục vụ làm việc từ xa, đồ thiết bị y tế giảm, tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mảng dịch vụ khi thế giới về đa phần đều đã quyết định chuyển hướng sống chung với COVID-19.
Các ổ dịch mắc biến thể Omicron bùng phát tại Trung Quốc cũng gây ra tình trạng căng thẳng cho chuỗi cung ứng, khi chính quyền Bắc Kinh áp đặt các biện pháp phong tỏa, hạn chế.