• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thế giới phải sát cánh cùng Đông Nam Á trong cuộc chiến chống lại COVID-19

Đông Nam Á có thể một lần nữa chống chọi lại thảm họa ở một khu vực có khoảng 675 triệu...

COVID-19 ở Ấn Độ là một cảnh báo rõ về những gì sẽ xảy ra khi các biến thể COVID mới làm những vết thương cho một cộng đồng vốn dễ bị tổn thương vào trước đó.

Bài viết phân tích từ tác giả Richard Maude - thành viên cấp cao của Học viện Chính sách Xã hội Châu Á và Kevin Rudd - Chủ tịch Hiệp hội Châu Á đồng thời là cựu thủ tướng của Úc được đăng trên tờ Nikkei Asia vào ngày 11/6 mới đây.

Ngày nay, sự gia tăng các ca COVID-19 ở Đông Nam Á đang thiệt hại con người và đe dọa đến đà phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế vào năm ngoái, điều này không chỉ đòi hỏi sự chỉ đạo từ chính phủ mà còn cả sự hỗ trợ từ toàn cầu.

Khi các biến thể COVID-19 ở Ấn Độ và Vương quốc Anh rất dễ lây lan bắt đầu bén rễ, thế giới phát triển cần phải làm nhiều hơn là nín thở và hy vọng Đông Nam Á có thể một lần nữa chống chọi lại thảm họa ở một khu vực có khoảng 675 triệu dân.

ni.png
Một phụ nữ được tiêm vaccine COVID-19 ở Jakarta vào ngày 10/6: Nếu không có thêm vaccine, Đông Nam Á sẽ không thể vượt qua giai đoạn cấp tính của đại dịch. Ảnh: AP

Tác giả bài viết, ông Richard Maude cho rằng, sau một thời gian dài tương đối thành công trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19, ngay cả các quốc gia Đông Nam Á có thành tích tốt nhất cũng đang phải vật lộn để tự bảo vệ mình trước những đợt bùng phát mới.

Tại Thái Lan và Philippines đã công bố số ca nhiễm COVID-19 mới và tử vong kỷ lục trong những tuần gần đây. Malaysia cũng vậy, buộc quốc gia này phải trở lại tái phong tỏa.

Trong khi đó, tại Việt Nam, một trong ba nền kinh tế Đông Nam Á nỗ lực tăng trưởng vào năm ngoái nhờ cách quản lý có kỷ luật đối với đại dịch, hiện cũng đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch mới tại nhiều tỉnh, thành phố và chứng kiến số ca nhiễm tăng đột biến ở các trung tâm sản xuất công nghiệp.

Ở Indonesia, đại dịch bùng phát dữ dội, và các trường hợp mới đã tăng đột biến sau kỳ nghỉ lễ Idul Fitri, khiến các nhà chức trách lo lắng.

Còn tại Myanmar, nền kinh tế của nước này đã đi xuống và hệ thống y tế công cộng "vỡ trận" khiến quốc gia này trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

Kiểm tra, truy vết liên lạc, kiểm soát khoảng cách xã hội và các lệnh hạn chế di chuyển vẫn là một chiến lược kiểm soát đại dịch COVID-19 của Đông Nam Á.

Nhưng nếu không được khẩn cấp tiếp cận với nhiều nguồn vaccine hơn, Đông Nam Á sẽ không thể vượt qua giai đoạn cấp tính của đại dịch, và nhiều sinh mạng nữa sẽ bị mất.

Phần lớn khu vực đang trong cuộc chiến tiêm chủng, tuy nhiên lại bị cản trở bởi tình trạng thiếu nguồn cung, do dự vaccine, hạn chế về năng lực và đối với các quốc gia có thu nhập thấp hơn ở Đông Nam Á cũng như tình trạng nghèo đói.

Trong khi Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đang tìm cách phát triển vaccine của riêng mình, điều này rõ ràng sẽ mất thời gian.

Nếu không có các nguồn sản xuất vaccine toàn cầu mới và sự hỗ trợ khẩn cấp của các nhà tài trợ, do đó, có vẻ như hầu hết các nước Đông Nam Á sẽ không thể tiêm vaccine cho một tỷ lệ đáng kể dân số vào cuối năm 2021 và thậm chí có thể đến năm 2022.

Sự trợ giúp này sẽ đến chứ? Trong những tuần gần đây, đã có những dấu hiệu đáng hoan nghênh về tham vọng toàn cầu cần thiết để đẩy nhanh các chương trình tiêm chủng ở các nước đang phát triển.

Với tỷ lệ tiêm chủng tăng ở Mỹ, Cơ quan Quản lý của chính quyền Tổng thống Biden đã tăng cường đáng kể vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ về đại dịch, bắt đầu bằng việc dự kiến tung 80 triệu liều để tặng và hiện cam kết mua và tặng thêm 500 triệu liều nữa cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn.

Tại hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe toàn cầu của G20 vào ngày 21/5, EU đã tuyên bố sẽ tặng 100 triệu liều vaccine cho các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, bao gồm thông qua Cơ sở Tiếp cận Toàn cầu Vaccine COVID-19 (COVAX-  một sáng kiến toàn cầu nhằm phân bổ công bằng các loại vaccine COVID-19). 

Các nhà sản xuất lớn cũng cam kết cũng cấp vắc xin không có lợi nhuận với mức giá thấp hơn.

Và hội nghị thượng đỉnh COVAX tại Nhật Bản vào ngày 2/6 đã huy động thêm 2,4 tỷ USD, đủ để COVAX đảm bảo 1,8 tỷ liều vaccine miễn phí cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn vào năm 2021 và đầu năm 2022.

Đây là một bước khởi đầu, nhưng các nước đang phát triển còn kém xa các quốc gia giàu có nên còn nhiều việc phải làm.

Nguồn cung cấp vaccine dư thừa từ các nước giàu có cần phải được vận chuyển gấp. Ở một số quốc gia, việc gia tăng nguồn cung sẽ cần phải được hỗ trợ nhiều hơn nữa để thực sự có được vaccine.

Bất chấp những cam kết của các nhà tài trợ mới này, vẫn còn nhu cầu cấp bách về nguồn tài trợ không hoàn lại để chống lại đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.

Như lãnh đạo của Ngân hàng Thế giới và IMF đã nói, cần có tới 50 tỷ USD để đạt được khả năng tiếp cận công bằng hơn đối với vaccine, xét nghiệm và phương pháp điều trị.

Hơn nữa, giống như những nơi khác trên thế giới, cuộc khủng hoảng y tế ở Đông Nam Á năm 2020 cũng là một cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhiều quốc gia Đông Nam Á hiện cần nhiều hơn vaccine từ cộng đồng quốc tế để phục hồi sự tăng trưởng đã mất.

Mức độ nghèo đói và bất bình đẳng cao hơn, đầu tư bị bỏ qua, mất nguồn nhân lực và chi phí cho sự sụp đổ của các doanh nghiệp nhỏ có thể mất nhiều năm để khắc phục.

Phụ nữ, đặc biệt là hàng triệu người làm việc của Đông Nam Á và trong các công việc du lịch và dịch vụ, đã bị ảnh hưởng một cách đáng kể.

23.jpg
Người dân đứng sau hàng rào ngăn chặn để được nhận thực phẩm ở Phnom Penh vào ngày 30/4, phụ nữ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh: Reuters

Ngân hàng Thế giới ước tính rằng trừ khi thiệt hại sâu hơn này được giải quyết, tăng trưởng ở Đông Á và Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, có thể thấp hơn 1,8 điểm phần trăm so với dự báo trước COVID-19, thậm chí còn dẫn đến việc tăng tốc số hóa và sử dụng công nghệ mới.

Có những điều các nước Đông Nam Á có thể tiếp tục làm để tự giúp mình, nhưng các quốc gia nghèo nhất - như Đông Timor, Lào, Campuchia và Myanmar... sẽ cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của các nhà tài trợ.

Nếu không có khoản viện trợ bổ sung này, các khu vực Đông Nam Á có thể phải đối mặt với điều mà IMF đã mô tả là một "sự khác biệt lớn" - sự phục hồi kinh tế chậm lại và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, đẩy xa hơn nữa khoảng cách hội tụ với các nước phát triển.

Đã đến lúc hành động để hỗ trợ khu vực cực kỳ quan trọng này nằm ở ngã tư kinh tế và chiến lược của châu Á - để cứu sống người bệnh thông qua vaccine và hỗ trợ phục hồi kinh tế bền vững ngay bây giờ.

(Tham khảo: Nikkei Asia)

NGỌC CHÂU

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật