• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thế giới tiếp tục rơi vào khủng hoảng phân bón do cuộc chiến ở Ukraina

Tình trạng thiếu phân bón do cuộc chiến tranh ở Ukraina khiến cho tình trạng khan hiếm một số...

Theo Wall Street Journal, phân bón - được cho là đã giúp thế giới tăng nguồn cung cấp lương thực - đang thiếu hụt kể từ khi lực lượng của Putin tấn công Ukraina vào tháng 24/2.

Theo dữ liệu từ Chỉ số Phân bón Green Markets Bắc Mỹ của Bloomberg, giá của loại tài nguyên quan trọng này đang ở mức cao kỷ lục kể từ năm 2002. Giá của nó hiện khoảng 1.200 USD/tấn so với khoảng 600 USD/tấn một năm trước. Và so với năm 2020, giá phân bón đã tăng gấp 4 lần, dữ liệu cho thấy.

623c6667ce16b60018ee020e.jpg
Thế giới tiếp tục rơi vào khủng hoảng phân bón do cuộc chiến ở Ukraina.

"Tôi lo ngại sâu sắc rằng cuộc xung đột bạo lực ở Ukraina - vốn đã là một thảm họa cho những người trực tiếp liên quan - cũng sẽ là một thảm kịch cho những người nghèo nhất thế giới sống ở các vùng nông thôn, những người phải chịu đựng sự tăng giá của các loại lương thực và đầu vào nông nghiệp ", chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế của Liên hợp quốc nói với Wall Street Journal.

Trong khi đó, một báo cáo của Morgan Stanley cho biết, Nga và Belarus đã cung cấp khoảng 40% lượng kali cho toàn thế giới và xuất khẩu của Nga bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt.

Nga cũng cung cấp khoảng 11% urê và 48% amoni nitrat cho thế giới. Ngoài ra, cũng theo Morgan Stanley, Nga và Ukraina cùng xuất khẩu 28% lượng phân bón làm từ nitơ và phốt pho và kali.

Việc gián đoạn các chuyến hàng do lệnh trừng phạt và chiến tranh đã khiến giá phân bón tăng chóng mặt và điều này đã đẩy giá ngũ cốc tăng theo.

Giám đốc điều hành CF Industries Holdings - nhà sản xuất và phân phối phân bón lớn của Mỹ - Tony Will cho biết, tình trạng thiếu phân bón trên toàn cầu là một vấn đề lớn, nguồn cung toàn cầu đang bị eo hẹp. CF là

Bart Melek, người đứng đầu chiến lược hàng hóa toàn cầu tại TD Securities, cho biết: “Đây là hậu kép, thậm chí là 3 hậu quả. Chúng ta có rủi ro địa chính trị, chi phí đầu vào cao hơn và về cơ bản là thiếu hụt”.

“Điều đó sẽ dẫn đến chi phí đầu vào cao hơn để sản xuất mọi thứ từ lúa mì cho đến ngô. Chi phí đầu vào hiện đang cao hơn bởi tình trạng khan hiếm”, Melek nói.

Ngoài ra, giá thịt bò và thịt lợn cũng tăng đáng kể, ông nói thêm.

Một số loại phân bón đã tăng giá hơn gấp đôi. Ví dụ, Melek cho biết kali giao dịch ở Vancouver có giá khoảng 210 USD/ tấn vào đầu năm 2021 và hiện nó được định giá là 565 USD/tấn, urê giao cho thị trường Trung Đông được giao dịch ở mức 268 USD/tấn trên sàn Thương mại Chicago vào đầu năm 2021 và hôm thứ Ba nó được định giá ở mức 887,50 USD/tấn.

Liên quan đến tình trạng này, Tony Will cho biết, CF Industries của mình đang vận hành các nhà máy suốt ngày đêm, bỏ qua một số công việc bảo trì và cố gắng xúc tiến các chuyến hàng đến các khu vực cần thiết và nói thêm rằng các nhân viên của mình cần cố gắng hàng đến cho người tiêu dùng nhanh nhất có thể.

Giá lúa mì, ngô và đậu nành tăng

Giá lúa mì giao tháng 7 giảm nhẹ vào thứ Tư sau khi đã tăng khoảng 4% trong ngày trước đó do những lo lắng đến từ Ukraina cũng do điều kiện cây trồng của Hoa Kỳ tồi tệ hơn dự kiến. Giá ngô kỳ hạn tăng gần 30% tính đến thời điểm hiện tại và nhích dần vào hôm thứ Tư trên sàn Thương mại Chicago. Giá đậu tương kỳ hạn cũng thấp hơn một chút.

Morgan Stanley dự kiến ​​giá ngũ cốc sẽ duy trì trên mức năm ngoái cho đến năm 2023.

1587364616-2279.jpg
Khan hiếm phân bón khiến giá lương thực tăng theo.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley viết trong một báo cáo rằng, trước chiến tranh Ukraina, thời tiết khô hạn ở [Châu Mỹ Latinh] đã đưa giá ngũ cốc lên mức cao.

Dự đoán giá ngũ cốc sẽ gần hơn với chi phí sản xuất và giảm từ 15% đến 20% so với các hợp đồng đậu nành và ngô dài hạn đã có, báo cáo của Morgan Stanley cho biết thêm.

Trong khi đó Melek cho biết, giá ngô tăng 57% vào năm 2021 và nó có thể có biến động trong năm nay, trung bình tăng 25% so với cùng kỳ. Giá gia súc sống đã tăng 19% trong năm ngoái và có thể tăng thêm 15% vào năm 2022. Giá lúa mì tăng 27% vào năm 2021 và có thể tăng thêm 22% trong năm nay.

Theo Melek, giá cao là do nguồn cung khan hiếm và thiếu hụt.

“Chúng ta đang nói về an ninh lương thực trên quy mô mà chúng ta chưa từng thấy trong một thời gian dài và tôi nghĩ nó sẽ ảnh hưởng đến những người có thu nhập thấp ở Bắc Mỹ và người nông dân có khả năng sẽ cân nhắc luân phiên trồng trọt nhóm cây trồng ít sử dụng phân bón hơn” Melek nói thêm.

Sản xuất phân bón dựa vào khí đốt tự nhiên và điều đó đã tạo ra sự khác biệt đối với các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Theo Morgan Stanley, những người mua lớn nhất của ba loại phân bón hàng đầu là Brazil, Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc.

NGUYỄN MINH

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật