• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thế lực 'sừng sỏ' có khả năng gia nhập BRICS: Tuyên bố đóng ngay 1,5 tỷ USD 'nóng hổi' nếu được vào khối

Được ví như "gã khổng lồ ngủ quên", quốc gia này đang quay trở lại cuộc chơi và khoác trên...

Theo tờ The New Arab, sau khi nộp đơn xin gia nhập khối các nền kinh tế mới nổi BRICS vào năm ngoái, Algeria hiện đang cố gắng hoàn tất thủ tục thành viên.

Sau chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc vào tháng trước, Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune thông báo rằng, ngoài nộp đơn xin gia nhập BRICS, Algeria đã đề nghị trở thành thành viên cổ đông của Ngân hàng phát triển mới (NDB) do BRICS thành lập, với số tiền đóng góp ban đầu lên tới 1,5 tỷ USD.

"Chúng tôi đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS và đã gửi thư yêu cầu trở thành thành viên cổ đông trong ngân hàng. Khoản đóng góp đầu tiên của Algeria vào ngân hàng sẽ là 1,5 tỷ USD" - ông Tebboune cho hay.

Hiện tại, BRICS đang đại diện cho 25% nền kinh tế thế giới và 42% dân số toàn cầu. Hơn 40 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS và việc mở rộng khối sẽ là chủ đề nóng tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 đang diễn ra tại Nam Phi (từ ngày 22-24/8). Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các quốc gia mới sẽ được thêm vào đội ngũ thành viên cốt lõi hay sẽ được trao tư cách quan sát viên của nhóm BRICS mở rộng (BRICS+).

Nếu Algeria thành công gia nhập BRICS thì đây sẽ là quốc gia châu Phi thứ hai trở thành thành viên của BRICS, sau Nam Phi.
Nếu Algeria thành công gia nhập BRICS thì đây sẽ là quốc gia châu Phi thứ hai trở thành thành viên của BRICS, sau Nam Phi.

"Gã khổng lồ ngủ quên"

Algeria cho thấy mình là một ứng viên tiềm lực mạnh của BRICS. Nước này có diện tích lớn nhất châu Phi và là nền kinh tế lớn thứ 4 châu lục với GDP năm 2020 đạt 145,2 tỷ USD, dự trữ ngoại hối đạt hơn 44 tỷ USD. Trong năm 2022, GDP của Algeria đạt 168 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trên 8%.

Dân số Algeria tương đối đông, hơn 44 triệu người, với sức mua khá lớn. Bên cạnh đó, quốc gia Bắc Phi còn nằm trong top 5 nước sản xuất dầu lớn nhất châu Phi năm 2021 với sản lượng 959.000 thùng/ngày. Tháng 5/2023, nước này vừa công bố tổng thầu EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng) một tổ hợp hóa dầu có khả năng sản xuất 550.000 tấn polypropylene/năm với số vốn đầu tư ban đầu lên tới 1,5 tỷ USD.

Không chỉ có tiềm lực kinh tế, Algeria còn có lực lượng quân đội nằm trong danh sách những lực lượng quốc phòng mạnh trên thế giới, xét về các tiêu chí như trang thiết bị hiện đại, mức độ chuyên nghiệp. Theo Global FirePower, Algeria đứng thứ hai châu Phi về tiềm lực quân sự.

Theo Trung tâm Trung Đông Carnegie, sau những làn sóng biến động làm rung chuyển khu vực Trung Đông và Bắc Phi, Algeria - như "gã khổng lồ ngủ quên" - đã quay trở lại cuộc chơi và đang đóng một vai trò quan trọng cho sự ổn định của Bắc Phi. Quốc gia này có những tiềm lực mạnh mẽ để trở thành cường quốc khu vực.

Chiến lược với BRICS

Các chuyên gia nhận định, vị trí gần gũi của Algeria với Liên minh châu Âu và Trung Đông, cùng mối quan hệ tốt đẹp với cả 5 quốc gia thành viên BRICS đều có lợi cho quốc gia Bắc Phi.

Algeria có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc từ năm 2014. Trong khi đó, ngay từ năm ngoái, Moscow đã cho thấy rõ họ không phản đối việc Algeria đăng ký làm thành viên BRICS. Do vậy, dự đoán sẽ có tương đối ít trở ngại đối với con đường gia nhập BRICS của quốc gia này.

Gia nhập BRICS có thể giúp Algeria mạnh hơn về kinh tế.
Gia nhập BRICS có thể giúp Algeria mạnh hơn về kinh tế.

Theo ông Ashok Swain, Giáo sư Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột tại Đại học Uppsala ở Thụy Điển, do Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất của BRICS nên việc thuyết phục Bắc Kinh để Algeria tham gia vào khối có lẽ là một trong những động lực thúc đẩy chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Tổng thống Tebboune.

Vậy Algeria sẽ đạt được những lợi ích nào khi tham gia BRICS?

Đầu tiên, theo các chuyên gia, quốc gia Bắc Phi có thể tăng cường quan hệ đối tác với Nga và Trung Quốc. Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2022, Tổng thống Tebboune là khách mời đầu tiên phát biểu tại cuộc họp, ông đã kêu gọi "trật tự thế giới mới, nơi sự bình đẳng và công bằng giữa các quốc gia sẽ ngự trị".

"Việc nộp đơn xin gia nhập BRICS là một phần trong chiến lược của Algeria nhằm liên kết với Trung Quốc, từ đó giải phóng bản thân khỏi các áp lực từ phương Tây" - Ông Swain nhận định.

Thứ hai, các khoản vay mà Ngân hàng NDB của BRICS cung cấp cho Algeria sẽ mang lại cho nước này lựa chọn mới để thay thế cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). Như ông Tebboune đã đề cập trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 4 năm nay: "Gia nhập BRICS sẽ giúp Algeria mạnh hơn về kinh tế".

Nếu Algeria thành công gia nhập BRICS thì đây sẽ là quốc gia châu Phi thứ hai trở thành thành viên của BRICS, sau Nam Phi.

Thứ ba, việc Algeria gia nhập BRICS có thể khiến nước này xích lại gần Nga hơn. Trong năm 2022, Algeria đã tăng gấp 4 lần lượng nhập khẩu lúa mì từ Nga so với một năm trước đó.

Cuối cùng, Algeria có thể hy vọng giảm phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ, bởi hầu hết các nền kinh tế BRICS đang đi theo hướng đó.

Tùng Chi

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật