Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đang khuyến khích các ngân hàng địa phương cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng vay nhiều hơn bằng cách cắt giảm lãi suất xuống 0,5 điểm %, đưa mức lãi suất trung bình xuống còn 8,4% kể từ ngày 15/12.
Trước đó, vào tháng 7/2021, PBOC cũng đã có một đợt cắt giảm tương tự để làm đối trọng với các ngân hàng trung ương phương Tây như Ngân hàng Anh hay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và nói rằng đó là cách để giảm lạm phát. Và thực tế điều này đã mang lại hiệu quả khi nhiều người vay tiền hơn.
Vậy tại sao Trung Quốc lại nới lỏng việc cho vay và điều đó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới?
Tăng trưởng thấp hơn dự kiến là nguyên nhân Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay?
Lý do chính để Trung Quốc nới lỏng các điều kiện tín dụng, theo các chuyên gia là do lĩnh vực bất động sản của nước này tăng trưởng chậm và tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc có kết quả đáng thất vọng khi chỉ đạt 4,9% trong quý 3, giảm so với mức 7,9% trong quý 2.
Việc cắt giảm dự trữ tối thiểu của ngân hàng, được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc RRR (yêu cầu tỷ lệ lợi nhuận), dự kiến sẽ giải phóng thêm 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 189 tỷ USD) vào nền kinh tế nước này.
Điều này, theo các chuyên gia, là nhằm mục đích thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng là 6% vào năm 2021, đây là một mức tăng trưởng được cho là khá khiêm tốn.
Việc giải phóng này có thể đạt được mục tiêu ngắn hạn và kích cầu tiêu dùng nếu tín dụng được mở rộng hơn và đến đúng nơi cần đến. Và, không giống như các nền kinh tế phương Tây, lạm phát không phải là vấn đề đáng lo ngại ở Trung Quốc vì nguồn cung tiền đang tăng trở lại với một tốc độ vừa phải.
Bất chấp sự cường điệu về việc Trung Quốc sẽ phục hồi sau áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, đại dịch đã không giúp ích gì cho tình hình kinh tế của nước này. Giống như phần còn lại của thế giới, nó – nên kinh tế thứ 2 thế giới- đã gặp phải sự gián đoạn nguồn cung lớn do nguồn cung này chỉ có một số ít được sản xuất trong nước trong khi hầu hết đều phải nhập từ nước ngoài. Điển hình là tình trạng thiếu chip điện tử, than, thép,…và điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển, tình trạng thiếu điện,…
Nhưng, đây thực ra là những vấn đề ngắn hạn và nó có thể chấm dứt khi tình hình đại dịch dịu đi. Tuy nhiên, thật không may, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn có những vấn đề lâu dài và sẽ khó giải quyết hơn.
Khi "trụ cột" của nền kinh tế lung lay
Thực tế, tăng trưởng ở Trung Quốc đã giảm mạnh trước khi đại dịch xảy ra từ mức đỉnh 15% trong quý 2 năm 2007 xuống còn 6% trong ba tháng đầu năm 2019.
Chiến lược tăng trưởng của quốc gia này dựa trên bốn trụ cột chính bao gồm cơ sở hạ tầng, xuất khẩu và người tiêu dùng và cuối cùng được xem là “trụ cột”- đó là lĩnh vực bất động sản.
Lĩnh vực bất động sản cung cấp % -29% GDP của Trung Quốc và như chúng ta đã biết, nó đang gặp khó khăn rất nhiều.
Điển hình là Evergrande, công ty nợ hàng trăm tỷ USD và có nguy cơ phá sản.
Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng do chính quyền địa phương kiểm soát và các dự án quy mô lớn sẽ do các công ty nhà nước làm chủ đầu tư và điều này đã thực sự giúp ích cho nền kinh tế Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua.
Tuy nhiên, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trong giai đoạn 2007-2009, khiến nước này phải chi ra gói kích thích tài khóa trị giá 4 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2008. Nguồn cung tiền của Trung Quốc tăng gần 30%, dẫn đến giá cổ phiếu tăng gấp đôi và bất động sản bùng nổ.
Bắc Kinh bắt đầu hạn chế tín dụng vào năm 2009 với nỗ lực kiềm chế sự phát triển quá nóng này. Một hệ quả là các ngân hàng bắt đầu tạo ra các phương tiện tài chính thay thế - loại ngân hàng mà ở Trung Quốc được gọi là “ngân hàng bóng tối” - chuyển hướng dòng tiền vào việc chi tiêu của chính quyền địa phương cho cơ sở hạ tầng và các tài sản liên quan.
Điều này có nghĩa là chi tiêu cho cơ sở hạ tầng vẫn tiếp tục nhưng nó tạo lại không có lợi cho cho nền kinh tế do phần lớn sản phẩm này không có khách hàng. Thực tế, tại Trung Quốc đang tồn đọng hàng chục triệu căn hộ, thậm chí có những nơi được gọi là thành phố ma vì không có người ở.
Tăng trưởng đầu tư bất động sản đạt đỉnh vào năm 2013 và tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn.
Ngoài bất động sản ra, xuất khẩu vẫn là lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng do chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc. Nhưng chi phí lao động đã tăng cao trong những năm gần đây, điều này có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận thường rất mỏng, tạo ra ít giá trị cho nền kinh tế và các nhà sản xuất dễ bị thua lỗ bởi biến động của đồng nhân dân tệ cũng như nhu cầu toàn cầu.
Cuộc chiến thương mại do chính quyền của cựu TT Trump khởi xướng tiếp tục diễn ra dưới thời Joe Biden đã cho Trung Quốc thấy rằng, mô hình tăng trưởng cũ do xuất khẩu dẫn đầu là không đáng tin cậy và nước này cần phải nâng cao chuỗi giá trị bằng cách tập trung nhiều hơn vào xuất khẩu sản phẩm với giá trị cao hơn, điều này nghĩa là các sản phẩm có chênh lệch lớn hơn giữa chi phí sản xuất và giá bán.
Thực tế là nhiều lĩnh vực sản xuất có giá trị gia tăng thấp đã chuyển sang Bangladesh, Việt Nam và Indonesia.
Bên cạnh đó, chính sách “một con” của Trung Quốc và sở thích sinh con trai đã dẫn đến sự suy giảm mức sinh và gia tăng dân số. Dân số Trung Quốc dự kiến sẽ đạt đỉnh từ năm 2025 đến năm 2030, hoặc có thể sớm hơn.
Tỷ lệ phụ thuộc - tỷ lệ người không lao động trên dân số đang làm việc - đã tăng trong ít nhất một thập kỷ và dự kiến sẽ tiếp tục như vậy. Khi dân số trong độ tuổi lao động giảm và nhu cầu tiêu dùng của những người phụ thuộc không ngừng tăng lên, tiêu dùng của Trung Quốc sẽ vượt xa sản lượng kinh tế.
Chuyển trọng tâm vào thị trường nội địa
Dưới chiêu bài “thịnh vượng chung”, chính phủ Trung Quốc đang báo hiệu rằng, khu vực tư nhân phải được đưa vào quỹ đạo kiểm soát của nhà nước. Chính sách này đã kìm hãm hoạt động của các “ngân hàng bóng tối” và các nền tảng cho vay ngang hàng vốn là cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp nhỏ do hầu hết các khoản cho vay của ngân hàng bị hạn chế đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Chính phủ cũng đã đưa ra các hạn chế trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, giáo dục ngoài nhà trường và niêm yết trên thị trường chứng khoán ở nước ngoài. Và thông điệp mà chính phủ nước này gửi tới các thị trường vốn toàn cầu là, Trung Quốc không cần tài chính nước ngoài trừ khi đó là đầu tư có chuyên môn cao.
Dĩ nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài đã phản ứng một cách tự nhiên trước sự can thiệp này, họ đã bán phá giá cổ phiếu Trung Quốc và rút bớt các hoạt động liên quan tới Trung Quốc. Có thể, có một số cách giải thích về chuỗi sự kiện này như: Trung Quốc có thể đã thực sự đánh giá thấp phản ứng của các nhà đầu tư toàn cầu, hoặc tất cả đều có thể là một chiến lược được suy tính cẩn thận do đại dịch mang lại.
Từ lâu, Trung Quốc đã nói về việc tái cân bằng từ xuất khẩu để hướng tới tăng trưởng trong nước. Trong khi chi tiêu cho cơ sở hạ tầng rõ ràng đã tạo ra những kết quả trái chiều, tiêu dùng trong nước có thể được kích thích nếu các nhà sản xuất Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào khách hàng nước ngoài và tập trung cho thị trường trong nước.
Đại dịch và chính sách “zero-Covid” của chính phủ đã tạo cơ hội đưa nền kinh tế chuyển hướng nền kinh tế từ chiến lược mở cửa hướng ngoại do Đặng Tiểu Bình đưa ra vào những năm 1980 sang chiến lược hướng nội hơn dưới thời Tập Cận Bình ngày nay.
Thuật ngữ "lưu thông kép", với nghĩa là khai thông tiềm năng kinh tế của Trung Quốc ở trong và ngoài nước đã được chính quyền sử dụng để che giấu mong muốn tự lực hơn về công nghệ, năng lượng, tài chính và giáo dục. Điều này sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với các trường đại học ở Vương quốc Anh, nơi phụ thuộc vào nguồn sinh viên đến từ Trung Quốc trong tương lai.
Trong cuốn sách của nhà báo người Anh Dennis Bloodworth phát hành năm 1969, ông có giải thích chính sách của Trung Quốc bắt nguồn từ triết lý âm và dương của Đạo giáo cổ xưa. Trong chính sách đối ngoại, Trung Quốc trước hết “xoa dịu” (dương), sau đó “dỗ dành” (âm).
Đe dọa khu vực tư nhân ở Trung Quốc và khiến các nhà đầu tư nước ngoài sợ hãi có thể là một phần của chiến lược tích cực mà Trung Quốc đang áp dụng. Và khi mà nền kinh tế có dấu hiệu tái cân bằng đối với chi tiêu trong nước, điều đó chúng ta thấy rằng, có lẽ Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “âm” trong chương trình tái cơ cấu nền kinh tế nước mình.