Một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore đã cho ra mắt dự án sản phẩm thịt tôm nhân tạo nhằm mục đích giúp con người thay thế thịt thật trong bối cảnh thực phẩm sạch toàn cầu. Thịt tôm này được xem là sản phẩm thịt sạch bởi bản chất của nó là thịt từ tế bào ngoài động vật.
Các nhà khoa học đã sử dụng mẫu các tế bào từ tôm để nuôi thành thịt tôm ở dạng băm. Các tế bào được nuôi bằng dưỡng chất trong dung dịch và giữ trong môi trường 28 độ C để sinh sôi và biến thành thịt từ 4 - 6 tuần. Giá của loại thực phẩm này là 5.000 USD (hơn 100 triệu đồng) cho 1 kg.
Singapore dự kiến sẽ tung ra thị trường sản phẩm thịt tôm đặc biệt này vào năm 2021, tuy nhiên sản phẩm này đã được cấp phép trước đó.
Thịt nuôi trong phòng thí nghiệm tốt hơn thịt tự nhiên do không chứa kháng sinh mà còn có thể được bổ sung vitamin hay sắt, điều chỉnh mùi vị theo ý của khách hàng. Chỉ có điều chi phí sản xuất cao.
Trước đó, các nhà khoa học Nga đã phát triển thành công loại thịt ngựa nhân tạo từ tế bào gốc của ngựa. Họ lấy mẫu mô cơ từ những con ngựa non bằng cách sinh thiết, đưa mẫu vật vào lò ấp để có được thành phẩm hoàn chỉnh đảm bảo cấu trúc dinh dưỡng cho sự tăng trưởng.
Tháng 10/2019, Nga cũng đã sản xuất ra một viên thịt bò nhân tạo nặng 40g, có giá 900.000 rúp (khoảng 328 triệu đồng). Dự kiến, tới năm 2023, số thịt này sẽ xuất hiện trên các sạp thịt ở Nga. Sau 5 năm nữa một kg thịt bò nhân tạo sẽ có giá bán lẻ vào khoảng 800 rúp (khoảng 290 nghìn đồng).
Ngoài thịt vật lấy từ tế bào còn có một loại thịt khác không chăn nuôi nhân tạo được lấy từ tế bào gốc, rau củ,...
Các nhà khoa học xác định thịt dựa trên protein, carbohydrate, lipit, khoáng chất và vitamin, những chất tìm được ở thế giới thực vật và sản xuất thành công loại thịt này. Các sản phẩm này đã được bán ở 35.000 điểm, trong đó có nhiều khu ăn uống tại các siêu thị với thành phần chính là đậu, gạo, củ dền,...