Theo đó, việc định giá của DoorDash Inc, một công ty dịch vụ giao đồ ăn chế biến sẵn tại Mỹ đang giữ mức 71,3 tỷ USD, gấp hơn 4 lần giá trị của nó trong một cuộc gọi vốn tư nhân vào 6 tháng trước.
Trên sàn giao dịch chứng khoán New York, giá cổ phiếu của DoorDash ghi điểm là 182 USD khi mở cửa, cao hơn đáng kể so với giá phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) là 102 USD. Tại thời điểm đóng cửa, giao dịch dừng lại ở mức 189,51 USD. Công ty đã huy động được 3,37 tỷ USD trong đợt IPO của mình vào hôm 8/12.
Bất chấp những diễn biến phức tạp của COVID-19, các nhà đầu tư đang cân nhắc việc đổ vốn vào DoorDash khi cổ phiếu tăng quá mạnh. Ảnh: The Start. |
Với mức tăng này, một số nhà đầu tư đã lên tiến phản đối. Ông Bill Gurley của Benchmark cho rằng các ngân hàng đầu tư nên đầu tư IPO ở mức giá thấp để khách hàng là nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận lớn khi cổ phiếu bắt đầu giao dịch. Đồng sáng lập DoorDash và Giám đốc điều hành Tony Xu, người có cổ phần trong DoorDash trị giá 2,8 tỷ USD dựa trên giá đóng cửa của cổ phiếu, cho biết ông không hối tiếc về giá IPO của công ty.
Tony Xu trao đổi với tờ Reuters qua điện thoại, ông khẳng định lại rằng: “Chúng tôi định giá cổ phiếu của mình ở nơi chúng tôi cho là tiềm năng nhất và phải đảm bảo được những nguyên tắc cơ bản của chúng tôi. Thay vì bán ra, có lẽ rất nhiều người muốn tiếp cận với cổ phiếu DoorDash hơn. Mặc dù đây không phải là mục tiêu của DoorDash nhưng các nhà đầu tư cũng cần có cái nhìn khách quan và xem đây là những biến động hiển nhiên của thị trường”.
Không chỉ DoorDash mà các dịch vụ giao hàng hay thức ăn nhanh khác cũng hưởng lợi từ đại dịch COVID-19. Ảnh: Oan. |
Đến thời điểm này, giá trị vốn hóa thị trường của DoorDash rơi vào khoảng 60,2 tỷ USD, nhiều hơn chuỗi nhà hàng Chipotle Mexican Grill Inc và công ty dịch vụ gọi xe Lyft Inc cộng lại. Doanh thu của DoorDash trong quý III, kết thúc vào tháng 9 đạt 879 triệu USD, tăng 239 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Được thành lập vào năm 2013, DoorDash được hỗ trợ bởi Quỹ Tầm nhìn được quản lý bởi tập đoàn công nghệ khổng lồ Nhật Bản SoftBank Group, công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital và quỹ tài sản có chủ quyền Chính phủ Singapore Investment Corp (GIC). Nhờ đó, trong bối cảnh COVID-19, không chỉ DoorDash mà các đối thủ khác của công ty như Uber Eats, Grubhub Inc và Postmate Inc cũng được hưởng lợi vì nhu cầu người tiêu dùng tăng cao đối với các dịch vụ giao đồ ăn.