Theo AFP ngày 28/7, các nhà khoa học cho biết tháng 7 năm nay đang trên đà trở thành tháng nóng nhất trong lịch sử từng ghi nhận, trong khi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đưa cảnh báo mới, đồng thời kêu gọi hành động ngay lập tức cắt giảm lượng khí thải làm nóng lên trên toàn cầu.
"Biến đổi khí hậu đang hiện diện. Nó thật khủng khiếp và chỉ mới bắt đầu. Thời kỳ ấm lên trên toàn cầu đã qua, thời kỳ sục sôi toàn cầu đã đến", Guterres cho biết.
Nhiệt độ tăng cao do sự nóng lên toàn cầu đã ảnh hưởng đến hàng chục triệu người ở các vùng của châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ trong tháng này, kết hợp với những trận cháy rừng dữ dội đã thiêu rụi khắp Canada và một số vùng ở Nam Âu.
Hiện 3 tuần đầu của tháng 7 đã là giai đoạn nhiệt độ trung bình trên toàn cầu cao kỷ lục. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của châu Âu cho biết "cực kỳ nhiều khả năng" rằng tháng 7/2023 sẽ là tháng nóng nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận vào thập niên 1940.
Những ảnh hưởng của sức nóng trong tháng bảy đã được nhìn thấy trên khắp thế giới. Hàng ngàn khách du lịch chạy trốn khỏi đám cháy rừng trên đảo Rhodes của Hy Lạp và nhiều người khác phải hứng chịu cái nóng như thiêu như đốt trên khắp vùng Tây Nam nước Mỹ. Nhiệt độ ở một thị trấn phía Tây Bắc Trung Quốc tăng cao tới 52,2 độ C, phá kỷ lục của quốc gia này.
Các ghi chép khí hậu ban đầu, Trái đất chưa từng nóng như thế này trong 120.000 năm qua. Ông Haustein cho biết: "Chúng ta có thể phải quay trở lại hàng nghìn nếu không muốn nói là hàng chục nghìn năm để tìm thấy điều kiện ấm áp tương tự trên hành tinh này".
Hành tinh này đang ở giai đoạn đầu của hiện tượng El Nino, bắt nguồn từ vùng nước ấm bất thường ở phía Đông Thái Bình Dương. Ông Haustein cho biết, mặc dù các tác động của El Nino dự kiến sẽ đạt đỉnh điểm vào cuối năm nay và sang năm 2024, nhưng nó "đã bắt đầu khiến nhiệt độ tăng".
Những ảnh hưởng của sức nóng trong tháng bảy đã được nhìn thấy trên khắp thế giới. Những trận cháy rừng kinh hoàng xảy ra vào tháng 7 trên khắp các khu vực ở bắc bán cầu đã gây ra báo động về tác động đối với sức khỏe, hệ sinh thái và nền kinh tế.
Với những vùng rộng lớn của Mỹ đang phải đối mặt với đợt nắng nóng kỷ lục, Tổng thống Joe Biden gọi nhiệt độ tăng cao do biến đổi khí hậu là "mối đe dọa hiện hữu". Chính phủ Mỹ đã công bố các động thái nhằm tăng cường các quy tắc an toàn liên quan đến nhiệt cho người lao động, đặc biệt là những người lao động ngoài trời.
Trong khi đó, lượng mưa và lũ lụt kỷ lục đã nhấn chìm Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Pakistan.
Cháy rừng ở Canada bùng phát với tốc độ chưa từng thấy. Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Ba Lan đã phải hứng chịu một đợt nắng nóng lớn, với nhiệt độ thủy ngân lên đến giữa những năm 40 trên đảo Sicily của Italy, một phần của nó chìm trong biển lửa.
Tại Trung Quốc, nhiệt độ ở một thị trấn phía Tây Bắc tăng cao tới 52,2 độ C, phá kỷ lục của quốc gia này. Chính quyền kêu gọi người già ở trong nhà và trẻ em rút ngắn thời gian vui chơi ngoài trời.
(Nguồn: Reuters)