• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung Quốc áp dụng binh pháp Tôn Tử để chinh phục thế giới như thế nào?

Nhiều học giả, nhà hoạch định chiến lược phương Tây đưa ra lời khuyên với giới lãnh...

Không đánh mà thắng

Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử và nền văn hóa lâu đời, được bảo tồn và kế thừa cho đến nay. Chính vì lý do này, các chính trị gia hàng đầu thế giới có thể hiểu hành động của Trung Quốc thông qua lăng kính của lịch sử.

Hầu hết thế giới đều biết đến Tôn Tử , nhà chiến lược và triết gia người Trung Quốc sống vào thế kỷ thứ 6 (hoặc thứ 4 trước Công nguyên). Nghệ thuật chiến tranh (The Art of War, theo báo Thời báo Á Âu - EurAsian Times) của ông là một trong những chuyên luận phổ biến nhất thế giới về chính trị và chiến lược.

Hầu hết các học giả trên thế giới tin rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đều thấm nhuần tư tưởng của Tôn Tử. Do đó, mục tiêu thật sự các hành động của Trung Quốc sẽ có thể đoán được qua nội dung binh pháp Tôn Tử.

Không phải ngẫu nhiên Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đọc Nghệ thuật chiến tranh (Tôn Tử binh pháp) của Trung Quốc.
Không phải ngẫu nhiên Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đọc Nghệ thuật chiến tranh (Tôn Tử binh pháp) của Trung Quốc.

Theo Tôn Tử, cảnh giới cao nhất của nghệ thuật chiến tranh là không đánh mà thắng, khuất phục kẻ thù nhưng không phải chiến đấu, lấy thành phố bị bao vây của kẻ thù mà không cần tấn công và tiêu diệt kẻ thù một cách nhanh chóng mà không lâm vào cuộc chiến kéo dài.

Khái niệm nghệ thuật chiến tranh trước đây chỉ có thể được hình dung trong bối cảnh của cuộc chiến vũ trang. Ngày nay, các quốc gia cố gắng giành chiến thắng thông qua công cụ ngoại giao và tài chính. Theo cách này, một quốc gia thay vì khống chế quốc gia khác bằng vũ lực, thì giờ đây có thể thực hiện mục tiêu bằng công cụ tài chính.

Có nhiều cách để thực hiện điều đó, từ những cách cơ bản như hối lộ đến những cách tinh tế hơn như đầu tư, tài trợ và cho vay. Do đó, chiến tranh vũ trang đang dần được thay thế bằng loại hình tuy hòa bình nhưng phức tạp hơn, mà vũ khí chính là TIỀN.

Khi nhắc tới “hối lộ” trong dạng chiến tranh kiểu mới không có nghĩa là hối lộ giá rẻ. Thực tế phức tạp hơn nhiều. Ban đầu không ai nghi ngờ ý định thực sự của nhà tài trợ. Và một trong những người chơi lớn nhất tham gia trò chơi này không ai khác là Trung Quốc, theo EurAsia Times.

Trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã trở thành nhà cho vay lớn nhất thế giới, với các khoản tín dụng vượt quá 5% GDP toàn cầu. Trung Quốc và các doanh nghiệp nước này đã mở hầu bao trị giá 1.500 tỷ USD cho hơn 150 quốc gia vay vốn.

Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới, vượt qua các định chế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoặc cộng lại tất cả các chính phủ chủ nợ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Cần lưu ý rằng nhiều khoản vay của Trung Quốc được “con nợ” bảo đảm hoàn trả từ doanh thu thu được, chẳng hạn như từ xuất khẩu.

 Trung Quốc hiện này chủ nợ lớn nhất thế giới. Ảnh: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương, PBOC). 
 Trung Quốc hiện này chủ nợ lớn nhất thế giới. Ảnh: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương, PBOC). 

Nhiều quốc gia đã nợ Trung Quốc ít nhất 20% trên GDP. Có thể điểm ra những “chúa Chổm” dạng này như Djibouti, Tonga, Maldives, Congo, Kyrgyzstan, Campuchia, Nigeria, Lào, Zambia, Samoa, Vanuatu và Mông Cổ). Chính sách ngoại giao cho vay kiểu “bẫy nợ” được Trung Quốc tích cực sử dụng trong những năm gần đây nhằm mục đích đạt được ảnh hưởng chính trị tại các quốc gia dễ bị tổn thương trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc cho vay rất dễ dàng và tỏ ra rất linh hoạt đàm phán liên quan đến việc trả nợ. Nếu bên vay không thể trả nợ, Bắc Kinh có thể giảm hoặc thậm chí xóa khoản vay đi kèm với những điều kiện không hề dễ chịu. Khả năng về các điều kiện đó là vô tận. Nó có thể bắt đầu với những điều kiện thương mại có lợi hơn cho chủ nợ, cao hơn là yêu cầu quốc gia mang nợ vận động hành lang cho Trung Quốc trên trường quốc tế và kết thúc bằng việc thuê dài hạn các đối tượng cụ thể (chẳng hạn cảng biển,…).

Hầu hết các quốc gia vì sợ mất chủ quyền trong nhiều trường hợp, đã có thể chống lại sự cám dỗ từ khoản vay lớn và dễ dàng của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh cho thấy không có ý định chấm dứt thực hiện kế sách không đánh mà thắng. Trung Quốc đã quyết định đi một con đường tương đối dài để đạt được mục tiêu. Con đường này được đánh giá là nguy hiểm nhất, nhưng ổn định và hiệu quả: đầu tư ra nước ngoài.

Ngoại giao bẫy nợ

Pakistan và Sri Lanka là nơi kế sách “bẫy nợ” của Trung Quốc đã đạt đến mức chính phủ hai nước này buộc phải trao các đối tượng chiến lược như cảng biển hoặc căn cứ quân sự cho Trung Quốc.

Pakistan - một quốc gia có vũ khí hạt nhân và là láng giềng của Trung Quốc - ​​đã nhận các khoản đầu tư lớn từ Bắc Kinh. Trong đó có thể kể tới 46 tỷ USD dùng vào việc cải tạo hệ thống điện và giao thông. Dự án điện hạt nhân K2/K3 trị giá 6,6 tỷ USD.

Tương tự, hạ tầng giao thông ở Ethiopia cũng nhận được đầu tư từ Trung Quốc. Điều này có thể thấy rõ nhất ở thủ đô Addis Ababa của đất nước tận châu Phi này, nơi Trung Quốc đầu tư phần lớn các dự án giao thông, từ các tuyến đường mới đến hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên ở vùng cận Sahara.

không còn khả năng trả nợ, Sri Lanka buộc phải cho Trung Quốc thuê trong 99 năm cảng biển chiến lược Hambantota vào năm 2017.
không còn khả năng trả nợ, Sri Lanka buộc phải cho Trung Quốc thuê trong 99 năm cảng biển chiến lược Hambantota vào năm 2017.

Sri Lanka chính là quốc gia mắc nợ Trung Quốc một cách nghiêm trọng và là điển hình của việc “dính” bẫy nợ. Từ năm 2000 - 2017, Sri Lanka đã mang gánh nặng bởi các khoản vay hơn 12 tỷ USD từ Trung Quốc. Dự án xây dựng cảng biển Hambantota của nước này (kết thúc vào năm 2011) từ nguồn vốn vay của Trung Quốc.

Không trả được khoản vay, Sri Lanka cuối cùng đã phải cho chủ nợ thuê trong 99 năm. Điều này cho thấy ý định thực sự của Trung Quốc không đơn thuần là kinh tế. Bắc Kinh đã có được một cảng chiến lược ở cạnh đối thủ khu vực là Ấn Độ.

Một ví dụ khác là trường hợp Belarus. Nước này hồi cuối năm 2019 đã thỏa thuận với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc nhận khoản vay 450 triệu euro. Khoản vay này không dành cho một dự án cụ thể nào và có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau, bao gồm trả nợ chính phủ, duy trì dự trữ vàng và ổn định tiền tệ của Belarus.

Không phải Trung Quốc hào phóng tới mức cho vay vô tư như vậy. Belarus chính là mắt xích quan trọng trong “Một vành đai, một con đường  (Nhất đới, nhất lộ - BRI) một dự án lớn nhất của Trung Quốc. Đây là một chiến lược vươn ra toàn cầu được Bắc Kinh triển khai từ năm 2013. BRI dự kiến ​​phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư tại ít nhất 70 quốc gia và các tổ chức quốc tế ở châu Á và châu Âu.

Nhiều nhà quan sát coi BRI là cách Trung Quốc áp đặt sự thống trị trong các vấn đề toàn cầu, thông qua cách khai thác mạng lưới thương mại. Dự án dự kiến ​​sẽ kết thúc vào năm 2049. Đến nay Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác với 138 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế liên quan đến BRI.

Các quốc gia vùng Baltic của châu Âu không trực tiếp tham gia vào BRI, nhưng không có nghĩa Trung Quốc không quan tâm đến việc tăng cường ảnh hưởng trong khu vực. Cần thấy rằng, các quốc gia Baltic là thành viên của EU và NATO, phần nào có thể ảnh hưởng đến quyết định của các tổ chức này. Vì vậy, Trung Quốc không hề bỏ qua các khoản đầu tư vào đó. Điển hình là việc Trung Quốc tham gia vào dự án đường sắt Rail Baltica tại khu vực này.

Các hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại các quốc gia khác như Ba Lan và Belarus đi kèm với điều kiện phải nhận được các đặc quyền, như cho phép dự án được thực hiện bởi nngười lao động Trung Quốc. Điều này cho thấy các khoản đầu tư và các dạng tài trợ khác của Trung Quốc luôn có chủ ý.

Trung Quốc nhận thức rõ rằng về lâu dài cần phải đưa càng nhiều người Hoa đến một lãnh thổ mà họ quan tâm. Đây là một lực lượng có thể trở thành cánh tay nối dài trong các hoạt động bí mật của Bắc Kinh. Điều này đưa chúng ta trở lại với tư tưởng của Tôn Tử: Trong chiến tranh, không có gì quan trọng hơn là gián điệp.

Sẽ là ngây thơ khi cho rằng Trung Quốc không sử dụng các hoạt động bí mật và nghĩ rằng tất cả công nhân đến từ quốc gia này chỉ là người lao động bình thường, theo EurAsia Times.

Ngày nay cả thế giới biết rằng Trung Quốc rất thành thạo cách để có được những gì họ muốn. Trong cuộc chiến mà vũ khí là TIỀN, Bắc Kinh thường áp dụng chiến thuật khởi đầu bằng các khoản cho vay, trợ cấp đơn giản. Và để kích thích quá trình này, họ mời những người có ảnh hưởng đến các hội nghị, hội thảo ở Trung Quốc mà nước này cung cấp toàn bộ chi phí đi lại và ăn ở. Tất nhiên, không Trung Quốc không bao giờ quên quà tặng khách mời sau đó. 

Năm ngoái, cơ quan tình báo của Litva đã cảnh báo về sự gia tăng hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại nước này.
Năm ngoái, cơ quan tình báo của Litva đã cảnh báo về sự gia tăng hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại nước này.

Cơ quan tình báo Litva - một trong nhóm các nước vùng Baltic - đã cảnh báo: Với tham vọng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc, các quốc gia thành viên NATO và EU, trong đó có Litva phải đối mặt với hoạt động gián điệp ngày càng trở nên mạnh mẽ và hung hăng của Trung Quốc.

Có thể làm một so sánh, Trung Quốc cũng giống như Nga là có mục tiêu duy nhất. Đó là tăng cường ảnh hưởng địa chính trị. Tuy nhiên, Trung Quốc đã vượt xa Nga về cách tiếp cận vấn đề. Trong khi những hành động mạnh mẽ của Nga chỉ mang lại kết quả trong ngắn hạn, chiến lược ẩn chứa nhiều bí mật và sâu sắc hơn của Trung Quốc hướng đến những mục tiêu dài hạn.

Mặt khác, các nguồn lực sẵn có phục vụ cho tham vọng của Trung Quốc lớn hơn nhiều. Điều này thể hiện tư tưởng của Tôn Tử binh pháp: Người thiếu tầm nhìn xa và đánh giá thấp kẻ thù chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại.


Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật