• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung Quốc bị cáo buộc đứng sau các vụ gián điệp mạng nhằm đánh cắp nghiên cứu vaccine COVID-19

Australia vừa báo động về các cuộc tấn công mạng nguy hiểm vào cơ sở nghiên cứu vaccine...

Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt để giành vị thế đứng đầu trong điều trị COVID-19 . Cuộc đua dẫn tới việc Australia cùng Mỹ lên tiếng cáo buộc một làn sóng gián điệp mạng xuất phát từ Trung Quốc nhắm vào các cơ sở nghiên cứu y học của hai quốc gia này.

Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney, được chính phủ Australia tài trợ, hôm thứ Ba (23/6) kêu gọi Mỹ và Australia cần hợp tác bảo vệ các lĩnh vực y tế dễ bị tổn thương.

Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm thứ Sáu (19/6) cho biết nhiều cơ quan thuộc chính phủ, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các bệnh viện và cơ sở giáo dục của nước này đã bị một loạt sự cố mạng,.

Trong khi đó, các cơ quan an ninh của Mỹ cũng cảnh báo Trung Quốc đang cố gắng đánh cắp nghiên cứu phát triển vaccine và phương pháp điều trị COVID-19 của Mỹ. Trước đó, Bắc Kinh đã tuyên bố Trung Quốc muốn trở thành nước sản xuất và phân phối vắc xin ngừa virus corona đầu tiên trên thế giới.

Các công ty dược phẩm lớn, viện nghiên cứu và trường đại học trên khắp thế giới đang chạy đua trong việc triển vaccine Covid-19.
Các công ty dược phẩm lớn, viện nghiên cứu và trường đại học trên khắp thế giới đang chạy đua trong việc triển  vaccine Covid-19 .

Theo báo Hồng Kông Asia Times, có ít nhất một chục trung tâm nghiên cứu, công ty dược phẩm và các nhóm nhà khoa học Australia đang phát triển hoặc thử nghiệm các phương pháp tiềm năng trong điều trị COVID-19 và vaccine ngừa virus corona. Trong đó có nhiều nhà khoa học có hợp tác với các dự án ở nước ngoài.

Trong số đó, đáng chú ý là các nghiên cứu của Đại học Queensland. Đơn vị này sau khi ký kết hợp tác với công ty dược phẩm CSL và Liên minh toàn cầu về đổi mới phòng chống dịch bệnh, sẽ bắt đầu thử nghiệm vắc xin trên người vào tháng 7 sắp tới. Nếu thành công, liên minh này hy vọng sẽ sản xuất 100 triệu liều vaccine vào cuối năm tới.

Đại học Monash ở Melbourne, Australia hôm thứ Hai (ngày 22/6) đã báo cáo bước đột phá trong điều trị bệnh nhân COVID-19 bằng loại thuốc chống virus mới α-ketoamide. Nghiên cứu của họ xác nhận rằng thuốc mới có thể chống lại virus corona chủng mới. Đây là phiên bản cải tiến của α-ketoamide, một loại thuốc hiện có vốn được phát triển bởi các nhà khoa học Đức.

Một phòng thí nghiệm tại Bệnh viện Nhi đồng Westmead ở Sydney đang tiến hành nghiên cứu để xem liệu vắc xin lao Bacillus Calmette Muff Guérin (BCG) có thể bảo vệ nhân viên y tế khỏi các bệnh COVID-19 hay không.  

Các nhà phân tích cho biết Trung Quốc, Nga, Iran, Triều Tiên, Israel và mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes (bao gồm Mỹ, Australia, Anh, Canada và New Zealand) là những quốc gia có khả năng cao gây nên các cuộc tấn công mạng để đánh cắp dữ liệu nghiên cứu.

Tuy nhiên, các công ty an ninh mạng đã lưu ý đến hoạt động gián điệp không ngừng gia tăng của một nhóm người Trung Quốc. Hoạt động của nhóm này bắt đầu bị nghi ngờ kể từ cuối tháng 1/2020, khi các trường hợp mắc bệnh COVID-19 được báo cáo lần đầu tiên.

Fire Eye cho biết vì sự bùng nổ của các cuộc tấn công mạng, thêm vào đó là các cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc và các nước phương Tây về nguồn gốc virus corona đã dẫn tới lời giải thích về quốc gia đang đứng sau hoạt động gián điệp mạng nêu trên.

Theo báo cáo của Fire Eye, các cuộc tấn công là một trong những chiến dịch rộng nhất của gián điệp mạng Trung Quốc mà liên minh này biết được trong những năm gần đây.

Đáp lại các cáo buộc, Bắc Kinh phủ nhận việc đứng sau bất kỳ cuộc tấn công mạng nào. Thay vào đó, Trung Quốc khăng khăng rằng tự nhận là nạn nhân liên tục của các cuộc tấn công mạng. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố, các cáo buộc chống lại Trung Quốc là hoàn toàn vô nghĩa.

Các nhà phân tích quốc phòng Australia cho biết, hiện vẫn chưa rõ liệu những kẻ có trách nhiệm đang cố đánh cắp dữ liệu nghiên cứu hay chỉ đơn thuần là gieo rắc hoang mang. Bởi vì trong khi các cuộc tấn công được áp dụng bằng phương thức khá tinh vi, nhưng cũng dễ dàng bị phát hiện giống như đối phương cố tình để lộ sơ hở. Trung tâm an ninh mạng Australia do chính phủ điều hành cho biết, không có hoạt động phá hoại nào xảy ra.

Một đánh giá quốc phòng tuyệt mật năm ngoái, được phát hành hồi tháng 5 năm nay theo yêu cầu tự do thông tin của một nhóm truyền thông, đã cảnh báo rằng Australia không thể đối phó với một cuộc tấn công mạng được duy trì liên tục nhắm vào các dịch vụ thiết yếu như dược phẩm, nhiên liệu và linh kiện cho lưới điện. Nó

Các công ty cung cấp cơ sở hạ tầng và tiện ích như điện và nước là một trong số những đối tượng bị tấn công trong các sự cố mới nhất. Có suy đoán rằng Australia sẽ sớm đưa ra các biện pháp bảo vệ mạng mới cho các doanh nghiệp tư nhân.

TRẦN NGHỊ

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật