• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung Quốc đằng sau chiến dịch “Không Covid”

Khi các quốc gia phải áp đặt lại các hạn chế đi lại trước biến thể Omicron, thì Trung Quốc...

(Phân tích đăng trên Bloomberg, PNM lược dịch)


Khi biến thể mới Omicron khiến các quốc gia phải áp đặt lại các hạn chế đi lại, thì Trung Quốc, với những quy định cách ly chặt chẽ lại là quốc gia có chuẩn bị kỹ càng nhất.

Huang Yanzhong, một thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, Mỹ đã mô tả sự trỗi dậy của biến thể mới này như “một liều tăng cường cho chiến dịch “Không Covid”. Dù vẫn chưa rõ mức độ nguy hiểm của biến thể mới này, nhưng việc biết rằng sẽ khó có bất kỳ chủng mới nào có thể xâm nhập biên giới Trung Quốc chắc hẳn sẽ làm  đông đảo người Trung Quốc yên tâm.

Dù vậy, sự tuân thủ nghiêm ngặt của Trung Quốc với chiến dịch “Không Covid” – và việc khóa cửa, cách ly và hạn chế đi lại tiếp tục là một lực cản với nền kinh tế. Và cũng không đảm bảo rằng biến thể Omicron hay biến chủng khác sẽ không tìm được cách vào quốc gia này, như biến thể Delta đã từng.

Ảnh: Gettyimages.
Ảnh: Gettyimages.

Khó hơn trong kiểm soát

Biến thể lây nhiễm Delta gắn với nhiều đợt bùng phát ở Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh có lý do để cảnh giác. Một nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Trung Quốc (CDC) ước tính nước này có thể có khoảng 637.155 ca nhiễm một ngày nếu làm theo cách đối phó với virus như của Mỹ. Con số đó, dựa trên mô hình thống kê của Đại học Bắc Kinh, sẽ lớn hơn số liệu được báo cáo hàng ngày của bất kỳ quốc gia nào.

Theo báo cáo ước tính, số ca bệnh nặng có thể lên tới 22.364 ca một ngày, sẽ có “tác động tàn khốc” lên hệ thống y tế của nước này. Theo tác giả bài viết, nhiều quốc gia đã phải chịu cảnh “quá tự tin” khi mở cửa trở lại, và “Trung Quốc không nên và không thể để thành quốc gia tiếp theo”.

Sự rút lui của Didi

Công ty gọi xe lớn nhất Trung Quốc này đã bắt đầu chuẩn bị để hủy niêm yết khỏi Hoa Kỳ, với mục đích tái niêm yết tại Hông Kông. Điều đó sẽ làm nguôi cơn giận của Bắc Kinh về lo ngại việc IPO ở New York của hãng này có thể ảnh hưởng đến bảo mật dữ liệu của họ.

Ảnh: Gettyimages.
Ảnh: Gettyimages.

Đồng thời, việc chuyển cổ phiếu sang Hông Kong giúp Didi giải quyết được một vấn đề hóc búa khác. Các nhà quản lý Hoa Kỳ dường như có ý định buộc các công ty Trung Quốc trên các sàn giao dịch của Mỹ mở sổ sách cho Washington. Điều đó sẽ đặt các công ty vào tình thế khó khăn bởi Bắc Kinh phản đối các đợt kiểm toán như vậy vì an ninh quốc gia. Giờ đây, đó là vấn đề mà Didi không còn phải “đổ mồ hôi”.

“Bắt giữ” Macau

Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm “cai nghiện” Macau khỏi sự phụ thuộc vào cờ bạc đạt một bước ngoặt mới. Điều đó rất rõ ràng khi các nhà chức trách đã bắt giữ Giám đốc điều hành của Suncity, nhà điều hành sòng bạc lớn nhất trên lãnh thổ. Các sòng bạc VIP của công ty này cũng đóng cửa chỉ vài ngày sau đó.

Ảnh: internet.
Ảnh: internet.

Các nhà điều hành sòng bạc đóng vai trò chủ chốt cho sự thành công của Macau. Họ hỗ trợ các chuyến thăm của giới đánh bạc VIP từ Trung Quốc đại lục bằng việc bố trí các chuyên cơ riêng và các phòng đặc biệt. Nhưng việc này cũng gia tăng các hoạt động  chuyển tiền qua biên giới, tăng lo ngại rửa tiền cũng như tăng các  cáo buộc thực hiện các chuyến tiếp thị tới các con bạc ở Trung Quốc đại lục, khi cờ bạc ở đây bị cấm.

Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã chọn cách không nhúng tay. Trong giai đoạn hoàng kim khoảng 1 thập kỷ trước, Suncity đã có hơn 23 tỷ đô chuyển qua các phòng VIP chỉ trong 1 tháng. Điều đó đã giảm mạnh khi các nhà chức trách thắt chặt các quy định cách vận hành sòng bạc của Macau, và chỉ đạo thành phố tập trung vào giải trí và du lịch. Và việc CEO của Suncity bị bắt cho thấy Trung Quốc muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi đó.

Bất động sản khốn đốn

Theo dữ liệu được công bố bởi công ty nghiên cứu bất động sản China Real Estate Information Corp, doanh số hợp đồng cho 100 nhà phát triển dự án hàng đầu của quốc gia này đã giảm 38% so với một năm trước đó vào tháng 11, một mức giảm mạnh hơn sơ mới mức 32% của tháng 10.

Doanh số sụt giảm sẽ khiến việc thanh toán 12 tỷ đô tiền ủy thác mà các nhà phát triển dự án Trung Quốc đến hạn tháng 12 trở nên khó khăn hơn. Các công ty bất động sản trong năm nay đã vỡ nợ hơn 10 tỷ đô của những sản phẩm ngắn hạn, năng suất cao này.

Ảnh: Gettyimages.
Ảnh: Gettyimages.

Thanh toán trả

Các nhà phát triển dự án Trung Quốc cần trả 102 tỷ đô tiền sản phẩm ủy thác trong vòng 13 tháng tới, và e ngại sự kiểm đếm vỡ nợ sẽ tăng.

Công ty quản lý tài sản nhà đất Kaisa Group, nhà phát triển dự án đầu tiên của Trung Quốc vỡ nợ đồng đô la năm 2015, lại lần nữa rủi ro gia hạn các nghĩa vụ của mình. Công ty này tìm cách đổi 400 triệu đô của mình đáo hạn ngày 7 tháng 12 cho những tờ đô la mới có hạn 18 tháng sau. Theo một thông báo của công ty, đề nghị này không đáp ứng được 95% tỉ lệ chấp thuận.

Trước đó, Kaisa cho biết họ có thể không trả được trái phiếu và xem xét tái cơ cấu nợ nếu đề nghị trao đổi của họ không nhận được sự ủng hộ. Một cuộc khủng hoảng tại công ty có thể thúc đẩy rủi ro lây lan như các nhà đầu tư toàn cầu quay lại với các trái phiếu bất động sản nước ngoài.

TM (theo Bloomberg)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật