Ngày 15/3 vừa qua, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã ban hành quyết định yêu cầu tất cả những ai nhập cảnh Úc phải cách ly 14 ngày tại nhà (hoặc nơi ở) trong 2 tuần để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra với các trường hợp trốn cách ly, chính quyền cũng nâng mức phạt lên 50.000 đô la Úc để cảnh báo người dân không được phép coi thường các vấn đề y tế.
Ông Scott cho biết, dù bây giờ việc cách ly đang là tự nguyện nhưng nếu tình hình diễn biến căng thẳng, các nhà chức trách sẽ có toàn bộ thẩm quyền để áp đặt mức phạt hành chính mới. Tuy vào các bang ở Úc cũng có các mức phạt khác nhau.
Cụ thể, bang New South Wale phạt những người không chấp hành các quy định về y tế 11.000 đô và 6 tháng tù nếu cung cấp thông tin sai để tránh việc tuân thủ quy định về y tế. Bang Nam Úc có thể phạt người vi phạm 25.000 đôla. Bang Tây Úc trừng phạt những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng đến 50.000 đôla hoặc tối đa 1 năm tù. Bang Queensland có thể phạt hành chính người vi phạm đến 13.345 đôla.
Không chỉ Úc, nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng mức phạt người chống đối yêu cầu cách ly một cách kiên quyết.
Ở Singapore, ngày 26/2, Cơ quan Kiểm soát vấn đề nhập cư Singapore (ICA) thông báo về việc tước thẻ cư trú dài hạn và cấm nhập cảnh với một người đàn ông 45 tuổi do không cách ly. Số tiền phạt có thể lên tới 10.000 đôla Singapore hoặc 6 tháng tù.
Cộng hòa Czech phạt tới 3 triệu koruna (hơn 3 tỉ đồng) với người trốn cách ly.
Những ai cố tình vi phạm lệnh cách ly ở Hàn Quốc có thể sẽ bị phát đến 1 năm tù hoặc phạt hành chính 10 triệu won (8.200 USD).
Israel có thể phạt người cố ý vi phạm lệnh cách ly tới 7 năm tù, người vô ý tối đa 3 năm tù.
Nga yêu cầu những người từ các vùng dịch Covd-19 trở về phải tự cách ly ở nhà trong 2 tuần, nếu không sẽ có thể bị phạt 5 năm tù.