• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vì sao biến thể mới được định danh là Omicron?

Ngày 24/11, các nhà khoa học ở Nam Phi phát ra cảnh báo về một biến thể coronavirus mới có nhiều...

Đột biến là gì?

Tất cả các virus đều đột biến và virus SARS-CoV-2 cũng không ngoại lệ, nó đã tiếp tục tạo ra đột biến kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2019. Đột biến là sự thay đổi mã di truyền để tạo ra một virus gần giống với nó nên được gọi biến thể.

interactive-covid19-what-are-mut.jpg

Một số biến thể mới có thể dễ lây lan hơn biến thể trước đó và điều này dẫn đến tăng tỷ lệ lây nhiễm cao hơn.

Sự gia tăng các ca nhiễm có thể gây thêm căng thẳng cho các nguồn lực chăm sóc sức khỏe và điều này có khả năng dẫn đến nhiều ca tử vong hơn.

Các chuyên gia tin rằng có ít nhất 50 đột biến trên biến thể mới, với 32 đột biến trên protein, một phần của nó sẽ xâm nhập vào tế bào người.

Các nhà khoa học đã nói rằng, những đột biến tương tự được thấy ở các biến thể khác có liên quan đến khả năng lây truyền cao hơn và cơ hội thoát khỏi hệ thống phòng vệ miễn dịch của cơ thể con người cao hơn so với chủng virus ban đầu.

Các đột biến được xác định bằng các chữ cái và số, chẳng hạn như D614G - có nghĩa là một axit amin được thay đổi từ D (aspartate) thành G (glycine) ở vị trí số 614 của các protein đột biến có trong virus.

Cách các biến thể được đặt tên

WHO đã xác định được năm biến thể được biết đến ()VOC và tám biến thể cần quan tâm (VOI). Kể từ tháng 5/ 2021, chúng được đặt tên theo các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp và bắt đầu bằng chữ Alpha.

interactive-covid19-how-variants.jpg

Theo đó, các chữ cái được gán tiếp theo được cho là Nu sau đó là Xi, nhưng theo WHO, "Nu quá dễ bị nhầm lẫn với "new" và Xi không được sử dụng vì đó là họ phổ biến."

Thay vào đó, chữ cái thứ 15, Omicron, đã được sử dụng.

Biến thể Omicron khác với các biến thể khác như thế nào?

WHO cho biết nguy cơ lây nhiễm toàn cầu của biến thể Omicron là "rất cao".

interactive-covid19-how-omicron.jpg

Hiện tại, biến thể Delta, được ghi nhận lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 10/2020, là chủng có ưu thế nhất, chiếm hơn 99% các trường hợp được phát hiện.

Vào Chủ nhật, WHO cho biết vẫn chưa rõ liệu Omicron có khả năng lây truyền mạnh hơn hay gây ra bệnh nặng hơn so với các biến thể khác hay không. Và khuyến nghị thêm rằng "vaccine vẫn quan trọng để giảm bệnh nặng và tử vong".

Bằng chứng sơ bộ cho thấy có thể có “nguy cơ tái nhiễm Omicron tăng lên so với các biến thể khác được quan tâm, nhưng thông tin còn hạn chế”, bản báo cáo của WHO cho biết thêm.

Liên quan đến biến thể này, nhà dịch tễ học người Nam Phi Salim Abdool Karim cho biết hôm thứ Hai rằng, không có đủ dữ liệu để xác định ý nghĩa lâm sàng của Omicron so với các biến thể trước đó và khả năng bị tái nhiễm, nhưng những người được tiêm chủng có ít xác suất xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Các chuyên gia nói rằng, sẽ có thêm thông tin trong những ngày và tuần tới khi virus này lây lan rộng hơn và các nhà nghiên cứu sẽ nghiên cứu cách mà các đột biến của biến thể Omicron hoạt động cùng nhau.

Cách bảo vệ bản thân và cộng đồng theo khuyến cáo của WHO

WHO khuyến cáo các bước sau để bảo vệ bản thân và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

interactive-covid19-how-to-prote.jpg

Tiêm phòng

Đeo khẩu trang

Duy trì khoảng cách về thể chất

Thông gió cho không gian trong nhà

Giữ vệ sinh tốt

Tự cách ly nếu bạn xuất hiện các triệu chứng

NGUYỄN MINH

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật