Bước vào năm 2021, sản lượng đá phiến của Mỹ có thể giảm hơn nữa trong khi giá dầu thô WTI sẽ dao động quanh mức 40 USD/thùng.
Sản lượng của Libya và Iran sẽ tăng khả năng khai thác trong khi Saudi Arabia và Nga vẫn giữ nguyên mức khai thác cũ Đây là một số yếu tố quan trọng cần xem xét để đánh giá triển vọng của giá dầu.
Động lực chính cho dầu vào năm 2021 có thể là diễn biến của dịch Covid-19 và cách nó ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không.
Nhiên liệu phản lực là một thành phần quan trọng trong nhu cầu dầu ở trạng thái tinh chế và việc đi lại bằng máy bay vẫn bị hạn chế ở các quốc gia mà việc kiểm soát dịch bệnh chưa được thực hiện tốt.
Dầu có triển vọng vào năm 2021 khi ngành vận tải phục hồi. Ảnh: Internet |
Khi năm 2020 sắp kết thúc, một làn sóng dịch mới có khả năng bùng phát khiến nhu cầu du lịch nội địa của Mỹ giảm sút nghiêm trọng. Thống kê cho thấy số lượng hành khách đi qua các điểm kiểm tra an ninh sân bay ở mức khoảng 60% so với trước đại dịch.
Điều tương tự cũng xảy ra ở châu Âu, nơi việc đi lại giữa các quốc gia củng đang bị hạn chế rất nhiều.
Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên bùng phát virus. Nhưng, Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên đạt được tiến bộ vững chắc trong việc ngăn chặn sự lây lan trong nước của loại virus này. Hiện du lịch hàng không nội địa ở quốc gia này đã trở lại gần 90% so với mức trước đại dịch.
Tuy nhiên, du lịch hàng không quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Hầu hết các quốc gia vẫn áp đặt các hạn chế về kiểm dịch đối với hành khách đến và đi.
Ngay cả khi vaccine có mặt trên thị trường và việc ngăn chặn đại dịch trên toàn cầu có tiến triển tốt thì việc đi lại có thể sẽ vẫn phải mất nhiều năm để phục hồi về mức trước đại dịch.
Làm việc tại nhà và các cuộc họp ảo đã chiếm lĩnh thế giới kinh doanh. Ngay cả khi nỗi lo về sức khỏe giảm dần và các hạn chế đi lại kết thúc thì các công ty vẫn hạn chế các chuyến đi công tác so với trước đại dịch.
Từ những nhận định trên, các chuyên gia cho rằng, giá dầu bước vào năm 2021 vẫn không có nhiều thay đổi do diễn biến của đại dịch.
Điều này tương đồng với nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) khi tổ chức này cho rằng giá dầu không thể sớm phục hồi mạnh mẽ, dự đoán mức giá trong khoảng 40 đến 50 USD mỗi thùng vào năm 2021.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế vào tháng 9 đã cắt giảm triển vọng về nhu cầu dầu trên toàn thế giới xuống 91,7 triệu thùng/ngày trong năm nay, mức giảm hàng ngày là 8,4 triệu thùng so với cùng kỳ năm ngoái và nhiều hơn mức giảm 8,1 triệu được dự đoán trong báo cáo tháng 8 của cơ quan.
OPEC đưa ra triển vọng thậm chí còn tồi tệ hơn cho năm nay, giảm dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu vào tháng trước xuống mức trung bình 90,2 triệu thùng/ngày vào năm 2020, giảm 9,5 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm 13 quốc gia sản xuất dầu đã cảnh báo rằng rủi ro vẫn "tăng cao và nghiêng về phía giảm".