“Thách thức lớn nhất” đối với thỏa thuận NVIDIA-ARM là nhận được sự chấp thuận theo quy định của Trung Quốc, giám đốc điều hành tại một công ty đầu tư cho biết trong tuần này.
"Đó là bởi vì chính phủ Trung Quốc muốn tránh “cơn ác mộng” của một công ty Mỹ sở hữu ARM, điều này sẽ mở ra cánh cửa cho sự can thiệp có thể của chính phủ Mỹ nhằm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ của Trung Quốc," Sebastian Hou, CEO kiêm trưởng bộ phận nghiên cứu công nghệ từ công ty phân tích thị trường CLSA nhận định.
“Chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đặt ra thách thức lớn nhất (về các rào cản pháp lý),” Hou nói trong chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC vào hôm 22/9 vừa qua.
Ông nói: “Nếu nó thuộc sở hữu của công ty Mỹ NVIDIA, thì điều đó sẽ tạo thêm khả năng cho chính phủ Mỹ trong việc xử phạt, kiểm soát việc tiếp cận công nghệ của Trung Quốc.
“Đó sẽ trở thành cơn ác mộng lớn nhất đối với chính phủ Trung Quốc,” ông nói và cho biết thêm rằng nhiều công ty công nghệ ở Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào ARM.
Logo NVIDIA trên tòa nhà của công ty tại một khu công nghiệp vào ngày 7/2 năm 2019 ở Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images. |
NVIDIA hôm 13/9 thông báo đã mua lại công ty thiết kế chip ARM từ SoftBank (Nhật Bản) với giá 40 tỷ USD nhưng vẫn hoạt động như hiện tại thay vì sáp nhập. ARM là một công ty trung lập trong ngành công nghiệp điện toán và di động, cung cấp công nghệ của mình cho các khách hàng như Apple, Huawei, MediaTek, Qualcomm, Samsung.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc sắp về tay NVIDIA - một công ty chuyên về sản xuất chip đồ họa (GPU) của Mỹ - khiến tính trung lập của ARM bị nghi ngờ.
Giao dịch được đề xuất sẽ cần sự chấp thuận theo quy định của Mỹ, Anh, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc, tuyên bố chung cho biết. NVIDIA có trụ sở tại Mỹ, trong khi Arm có trụ sở chính tại Anh, nhưng cả hai đều có văn phòng tại EU, Trung Quốc và các khu vực khác.
Hầu hết mọi điện thoại thông minh được bán hiện nay đều sử dụng công nghệ Arm. Theo ARM, hơn 180 tỷ chip với lõi xử lý và các thành phần khác đã được vận chuyển trên khắp thế giới.
Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng nắm giữ phần lớn cổ phần trong các hoạt động của Arm’s China. SoftBank cho biết, mảng kinh doanh đó chiếm khoảng 20% doanh thu của ARM trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2018.
Trong một thông tin mới đây, CEO của NVIDIA Jensen Huang cho biết ông “tin chắc rằng thỏa thuận sẽ được các cơ quan quản lý Trung Quốc chấp thuận."
Tuy nhiên, một ý kiến trên tờ Global Times nói rằng việc Arm có thể được mua lại bởi một công ty thuộc sở hữu của Mỹ là điều ”đáng lo ngại”. Global Times cũng giải thích thêm rằng các công ty bị ảnh hưởng sẽ phải xem xét những lựa chọn thay thế ARM.
Điều này vô cùng khó khăn bởi công ty chip có trụ sở tại Anh đang nắm trong tay các bản thiết kế độc quyền chưa có hãng nào có được. Việc không sử dụng thiết kế của ARM có thể khiến các hãng chip Trung Quốc tụt hậu so với thế giới.
Riêng Vương quốc Anh cho biết họ đang làm việc để hiểu “tác động đầy đủ” của việc bán Arm. Bộ trưởng văn hóa Anh, bà Caroline Dinenage lưu ý rằng NVIDIA và SoftBank đã cam kết giữ cho ARM đặt trụ sở chính tại Cambridge và mở rộng các cơ sở của họ. “Chúng tôi sẽ xem xét tất cả những tuyên bố đó một cách vô cùng cẩn thận,” bà nói.
Nvidia có lợi gì khi mua lại ARM? Đang dẫn đầu thị trường họa đồ GPU cho máy tính điện tử, không có NVIDIA không thể có hình ảnh trên máy tính, điện thoại và cũng không thể có các trò chơi điện tử. Công ty Mỹ có trụ sở tại Santa Clara bang California này đang kiểm soát đến 80% thị phần trên thế giới nhờ là một trong những tên tuổi hiếm hoi có thể xử lý cùng lúc “hàng tỷ dữ liệu”. Nhưng NVIDIA nhìn xa hơn nữa và trông thấy những lợi thế một khi làm chủ được ARM : thứ nhất, củng cố thêm thế thượng phong trong hai lĩnh vực khác đó là trí thông minh nhân tạo (AI) và các data center tức là những trung tâm lưu trữ và xử ký các dữ liệu cho khách hàng, thứ hai, hãng Anh sẽ là một loại “vũ khí” giúp NVIDIA qua mặt luôn cả một số đối thủ Mỹ như Intel hay AMD. |