Ngày 3/12, Siddhartha Datta, giám đốc về các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine của WHO khu vực Châu Âu cho biết: "Chúng tôi đang cân nhắc rất kỹ việc ứng dụng công nghệ trong đối phó với Covid-19. Một trong những bệnh pháp khả thi là phối hợp với các quốc gia thành viên triển khai chứng chỉ tiêm chủng điện tử". Loại chứng nhận này sẽ hỗ trợ quá trình quản lý, sàng lọc ca nhiễm Covid-19, các chương trình phân phối vắc xin do WHO hẫu thuận.
Trước đó, WHO và nước Cộng hòa Estonia từng triển khai thí điểm loại thẻ có tên là "hộ chiếu miễn dịch điện tử" dành cho những người từng mắc Covid-19, đã có kháng thể ngừa virus.
Tuy nhiên, theo Catherine Smallwood, một quan chức cấp cao về tình trạng khẩn cấp của WHO khu vực châu Âu, cơ quan đang tuân thủ chỉ dẫn không sử dụng "hộ chiếu miễn dịch điện tử" để khôi phục lại các hoạt động du lịch xuyên biên giới.
Hồi tháng 4, WHO cho rằng "giấy chứng nhận miễn dịch" không đáng tin, khuyến cáo các nước không nên sử dụng. WHO còn kêu gọi các quốc gia quản lý du lịch thông qua dữ liệu về lây truyền và đánh giá loại kit xét nghiệm kháng nguyên mà một số hãng hàng không sử dụng có thể không thích hợp vì kém chính xác hơn xét nghiệm PCR.
Trong buổi họp cùng ngày, WHO cho biết đã nhận được dữ liệu lâm sàng về vaccine Covid-19 từ Pfizer/BioNTech, đang xem xét phê duyệt sử dụng khẩn cấp.
Giám đốc WHO khu vực châu Âu, Hans Kluge nói rằng, nguồn cung dự kiến sẽ rất hạn chế trong giai đoạn đầu vì vậy các quốc gia cần quyết định nhóm ưu tiên tiêm chủng. Các chuyên gia cho rằng lô vaccine đầu tiên cho người lớn tuổi, nhân viên y tế và người có bệnh nền.