• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xuất hiện video “siêu sao Cristiano Ronaldo vẫy cờ ủng hộ người Palestine trong cuộc xung đột Israel - Hamas”, thực hư ra sao?

Internet tràn ngập các video về cuộc xung đột Israel - Hamas. Một số quay cảnh bắt cóc, video khác...

Cuộc tấn công gần đây của lực lượng Hamas tại Palestine vào Israel đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Hamas đã phát động một cuộc tấn công lớn vào hôm 7/10, bắt cóc nhiều người Israel và đưa họ trở lại Dải Gaza làm con tin.

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, sau các cuộc phản công của Israel vào Dải Gaza, hơn 120.000 thường dân Palestine đã phải di dời.

Trong khi đó, theo hãng thông tấn DW (Đức), vô số video có nội dung liên quan đến cuộc xung đột Israel - Hamas đang lan truyền trên mạng xã hội, bao gồm cả trên các nền tảng TikTok, Instagram, X (trước đây gọi là Twitter) và Telegram.

Một số nhà quan sát cho rằng, làn sóng nội dung giả mạo lần này đã vượt quá các cuộc xung đột trước đó. Nhiều tin tức và video được chia sẻ trực tuyến không giống như vẻ ngoài của chúng.

Liệu có cảnh lính Israel bắt cóc bé gái Palestine không?

Theo DW, một video lan truyền trên mạng có nội dung quay cảnh binh lính Israel bắt cóc 2 bé gái. Người đăng video tuyên bố: "Mới nhất: Những người lính Israel hèn nhát đã bắt cóc các bé gái Palestine 6 tuổi và 3 tuổi". Video đã được xem hàng trăm nghìn lần.

  Ảnh chụp màn hình của video bắt cóc giả. Hình ảnh: @Venora_mark/X

Ảnh chụp màn hình của video bắt cóc giả. Hình ảnh: @Venora_mark/X

Sau khi kiểm tra thực tế, DW xác nhận đây là tin giả.

Video này thực tế đã có ít nhất hai năm tuổi. Một cuộc truy ngược hình ảnh đã dẫn đến YouTube, nơi video được xuất bản vào năm 2021 trên kênh của Đài truyền hình công cộng Thổ Nhĩ Kỳ TRT World.

Theo thông tin trên YouTube, thực tế là các bé gái đang khóc và yêu cầu cảnh sát Israel thả anh trai mình. Nếu để ý kỹ, có thể thấy chữ cảnh sát trên xe. Ngoài ra, biểu tượng của cảnh sát Israel có thể nhìn thấy trên tay áo của một trong các sĩ quan.

Video được đăng tải gần đây và phiên bản cũ hơn trên YouTube hơn đều đề cập đến một tài khoản Instagram ở góc trên cùng bên phải. Theo dõi video của tài khoản Eye On Palestine trên Instagram - có khoảng 4 triệu người theo dõi, cho thấy video được đăng lần đầu vào ngày 24/5/2021 và có vẻ là video gốc. Video này mô tả các bé gái Palestine yêu cầu cảnh sát Israel không bắt giữ một cậu bé 10 tuổi vì cậu bé đã ném đá. Vụ việc xảy ra ở Beit Hanina, Jerusalem chứ không phải xảy ra gần đây.

Video quay cảnh hàng chục chiến binh Hamas tấn công Israel có thật không?

Theo DW, một video trên TikTok quay cảnh hàng chục chiến binh Hamas bay dù lượn vào Israel. Nó đã được xem hơn 2 triệu lần.

Video được cho là quay cảnh những chiến binh người Palestine dùng dù lượn đổ bộ bào Israel. Nguồn: @bachesh.afg/tiktok
Video được cho là quay cảnh những chiến binh người Palestine dùng dù lượn đổ bộ bào Israel. Nguồn: @bachesh.afg/tiktok

DW kiểm tra thực tế và xác nhận đây là thông tin giả.

Theo DW, video này được cho là quay cảnh những người sử dụng dù lượn bay tới một địa điểm ở Israel. Nó cũng cho thấy những cây cọ và một tòa nhà màu trắng rất nổi bật. Nhưng video này thực tế là ghi hình một địa điểm ở Ai Cập. Tòa nhà màu trắng là Học viện Quân sự Ai Cập ở Cairo.

Nếu nhìn kỹ, có thể thấy lá cờ Ai Cập trên nóc tòa nhà và phía trước là huy hiệu của Học viện Quân sự. Những người được cho là chiến binh sử dụng dù lượn của Hamas thực ra là những người nhảy dù và những chiếc dù của họ mang cờ Ai Cập. DW không tìm thấy video gốc nhưng nhận định rằng, video này có thể chiếu cảnh một cuộc tập trận quân sự của Ai Cập.

Cũng theo DW, mặc dù video này thực tế không quay cảnh những chiến binh Hamas, nhưng lực lượng vũ trang này đã công bố một video cho thấy một số chiến binh đang huấn luyện dù lượn để đổ bộ vào Israel.

Cristiano Ronaldo liệu có ủng hộ người Palestine hay không?

Theo DW, một số người dùng mạng xã hội X (trước đây là Twitter) đang chia sẻ một video được cho là ghi lại cảnh siêu sao bóng đá người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo vẫy cờ Palestine sau một trận đấu.

  Nhân vật trong video độ phân giải thấp này không phải Cristiano Ronaldo. Ảnh chụp màn hình tài khoản @HNA_Writes/X

Nhân vật trong video độ phân giải thấp này không phải Cristiano Ronaldo. Ảnh chụp màn hình tài khoản @HNA_Writes/X

DW kiểm tra thực tế và xác nhận đây là thông tin giả.

Thông tin về video được lan truyền trên mạng xã hội X này và có hơn 50.000 lượt xem là giả mạo. Nó cho thấy cầu thủ của đội tuyển bóng đá quốc gia Maroc Jawad El Yamiq vẫy cờ Palestine sau khi đội của anh đánh bại Canada tại World Cup 2022 được tổ chức ở Qatar.

Một số cơ quan truyền thông quốc tế đã đưa tin về sự kiện này vào thời điểm đó và chụp ảnh lưu niệm.

Theo DW, có thể thấy video này trên YouTube khi tìm kiếm nội dung liên quan đến World Cup. Nếu nhìn kỹ có thể thấy một người đàn ông khác trong video vẫy cờ Ma-rốc bên cạnh El Yamiq. Đội Maroc đã vẫy cờ Palestine nhiều lần sau chiến thắng đó.

Hữu Hiển

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật