• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thu nhập bình quân của người dân có dấu hiệu phục hồi

Theo một khảo sát của Tổng cục Thống kê về mức sống dân cư trong 6 tháng đầu năm 2022, kết...

Cụ thể, 78,55% số hộ gia đình giữ nguyên hoặc tăng thu nhập so với cùng kỳ năm 2021. Trong số 21,45% hộ gia đình bị giảm thu nhập, có gần 83% vẫn bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, do thành viên trong gia đình mất việc làm hoặc tạm nghỉ việc (chiếm 18%); trên 14% bị giảm thu nhập do chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng lên.

Xét về mức sống, ngay cả những gia đình giữ nguyên được thu nhập như cùng kỳ năm 2021 thì mức sống cũng bị tác động tiêu cực bởi nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đặc biệt là giá xăng dầu tăng liên tục trong 6 tháng đầu năm; ngành điện cũng không còn giảm giá điện cho người dân như năm 2021, nên chi phí sinh hoạt thiết yếu của người dân bị tăng lên.

Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II là 6,6 triệu đồng, tăng 206.000 đồng so với quý I/2022 và tăng 542.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đã tăng trở lại - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

So với cùng kỳ 2021, khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, thu nhập bình quân của người lao động quý II năm nay tăng được gần 9%, còn so với cùng kỳ 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, thì thu nhập bình quân của người lao động tăng 19,7%, tương ứng gần 1,1 triệu đồng.

So với 6 tháng đầu năm 2021, một số ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng: Lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có thu nhập bình quân là 7,3 triệu đồng; lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt có mức thu nhập bình quân là 9,6 triệu đồng; ngành vận tải kho bãi lao động có thu nhập bình quân là 8,7 triệu đồng; lao động làm việc trong ngành dịch vụ lưu trú ăn uống có mức thu nhập bình quân là 6,1 triệu đồng.

Ngoài ra, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong 6 tháng đầu năm 2022 là 7,4 triệu đồng, tăng khoảng 417 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 699 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2020.

Lao động nam có mức thu nhập bình quân cao hơn mức thu nhập bình quân của lao động nữ là 1,13 lần (7,8 triệu đồng so với 6,9 triệu đồng). Lao động làm việc trong khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân là 8,3 triệu đồng, cao hơn 1,24 lần mức thu nhập bình quân của lao động ở khu vực nông thôn (6,7 triệu đồng).

Dự báo về thu nhập của người dân trong 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục được cải thiện so với 6 tháng đầu năm và cùng kỳ năm 2021, bởi thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động kể từ ngày 1/7/2022, với mức tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng đến 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu cũ.

Lương tối thiểu vùng tăng, không chỉ trực tiếp tăng ngay thu nhập cho người lao động, mà nhờ việc tăng lương nên người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc, qua đó tiếp tục tăng được thu nhập. Bên cạnh đó, giá xăng dầu đã giảm nhiều lần, nếu không tiếp tục giảm nữa mà giữ nguyên mức giá như hiện nay, thì người lao động cũng giảm được chi phí xăng dầu, chất đốt (gas). Xăng dầu giảm giá, chắc chắn nhiều loại hàng hóa, dịch vụ sẽ phải giảm giá, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Nhiều định chế tài chính thế giới dự báo, trong quý II và quý III/2022, Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 8-9%. Kinh tế tăng trưởng, hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển thì thu nhập của người lao động, đời sống của người dân đương nhiên được cải thiện, bởi mức độ chênh lệch giàu nghèo của Việt Nam cũng không phải là quá lớn (20% số hộ giàu nhất có thu nhập gấp khoảng 8 lần so với 20% số hộ nghèo nhất).

AN LY

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật