Nhằm nâng cao kiến thức phòng chống ung thư, cải thiện sức khỏe cộng đồng, sáng 22/4 tại Hà Nội, Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp với Công ty CP Nông sản LangBiang tổ chức Hội thảo “Vai trò của dinh dưỡng trong phòng chống ung thư và tăng cường sức khỏe cho phụ nữ hậu Covid-19”.
GS.TS Lê Thị Hợp phát biểu Khai mạc Hội thảo “Vai trò của dinh dưỡng trong phòng chống ung thư và tăng cường sức khỏe cho phụ nữ hậu Covid-19”. Ảnh: Hoàng Toàn |
Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Lê Thị Hợp - Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, chia sẻ đây là Hội thảo đầu tiên của Hội Nữ trí thức Việt Nam trong nhiệm kỳ III. Bà bày tỏ hy vọng đây là một sự khởi đầu cho những Hội thảo tiếp theo của Hội Nữ trí thức Việt Nam trong năm 2022.
Theo GS.TS Lê Thị Hợp, tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, người Việt Nam không có thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư, khám sớm để dự phòng các bệnh ung thư. Khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn cuối, khiến tỉ lệ người tử vong vì các bệnh ung thư rất cao.
Năm 2020, tại Việt Nam số ca tử vong do mắc các bệnh ung thư lên tới 123.000 người, xếp thứ 90/185 quốc gia và vùng lãnh thổ, thứ 16 châu Á, thứ 6 Đông Nam Á.
Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện được trên 200 loại bệnh ung thư. Trong đó có nhiều bệnh ung thư có liên quan đến dinh dưỡng, như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư vòm mũi họng, ung thư vú, ung thư nội tiết… Nhiều nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng đóng vai trò khoảng 35% trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư (trong khi vai trò của thuốc chiếm khoảng 30%). Vì vậy việc phòng ngừa ung thư bằng chế độ dinh dưỡng là đầy hứa hẹn và triển vọng, nhất là các bệnh ung thư ở phụ nữ.
GS.TS Lê Thị Hương chia sẻ về vai trò của dinh dưỡng đối với phòng chống ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư ở phụ nữ. Ảnh: Hoàng Toàn |
Theo GS.TS Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm (Trường Đại học Y Hà Nội), để dự phòng ung thư, cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân đối, chế độ ăn đầy đủ, hợp lý.
Nên bổ sung nhóm thực phẩm từ rau xanh và quả chín: Nhóm thực phẩm này rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống ung thư, bao gồm các chất chống oxy hóa như carotenoids và vitamin C, chất xơ và nhiều chất phytochemical (glucosinolates, dithiolthiones, indoles, diệp lục, flavonoid, allyl sulfide và phytoestrogen). Các loại rau không chứa tinh bột cũng chứa một lượng lớn folate, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và methyl hóa DNA, và có thể ngăn chặn sự biến đối gen liên kết với một số loại ung thư.
Nên tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt, hoặc các loại đậu trong mỗi bữa ăn và hạn chế ăn các thực phẩm tinh bột chế biến. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ, dường như có liên quan đến việc giảm nguy cơ tăng cân và thừa cân hoặc béo phì, cũng có thể góp phần vào nguy cơ ung thư.
Hạn chế sử dụng thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, ngựa hoặc thịt dê) thịt đông lạnh và thịt đã qua chế biến. Bằng chứng từ các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ thịt đỏ và ung thư đại trực tràng. Ăn quá nhiều thịt đỏ là một trong các yếu tố gây nguy cơ ung thư thực quản, phổi, tụy và nội mạc tử cung.
GS.TS Lê Thị Hương khuyến nghị chọn thực phẩm protein như cá, thịt gia cầm và đậu thường xuyên hơn thịt đỏ và các sản phẩm thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
Hạn chế sử dụng rượu và đồ uống có cồn bởi đây là nguyên nhân của ung thư miệng, hầu họng, thanh quản và ung thư thực quản, cũng như ung thư vú ở phụ nữ và ung thư đại trực tràng ở nam giới. Rượu có thể là một nguyên nhân của ung thư gan ở nam và nữ, và ung thư đại trực tràng ở nữ.
Bên cạnh đó, GS.TS Lê Thị Hương cũng khuyến cáo người dân nên giảm lượng muối trong khẩu phần <5g>
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Hoàng Toàn |