Theo tính toán của Chính phủ , gói hỗ trợ sẽ trị giá 62.000 tỷ đồng (tăng 20 tỷ so với dự kiến ban đầu), hỗ trợ dành cho khoảng 20 triệu người của 6 nhóm đối tượng.
Về nguồn vốn của gói này, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng. Ngân sách Trung ương 22.000 - 23.000 tỷ lấy từ nguồn tăng thu, kinh phí còn lại năm 2019 là 19.000 - 20.000 tỷ đồng.
Nhiều nhà hàng, quán ăn, quán cafe... ở TP.HCM ế khách, phải lâm vào cảnh "đóng cửa then cài" vì dịch bệnh virus corona. Ảnh: Tri Thức |
Số còn lại từ nguồn dự phòng 2020, tiết kiệm chi thường xuyên... Ngân sách địa phương 13.000 - 14.000 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, kinh phí còn lại năm 2019, quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách 2020 và nguồn cải cách tiền lương còn dư....
Ngoài ra, gói hỗ trợ này còn sử dụng khoản hỗ trợ gián tiếp thông qua việc cho phép doanh nghiệp, người lao động dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại người lao động (khoảng 3.000 tỷ đồng); cho vay chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động qua Ngân hàng Chính sách xã hội (khoảng 16.000 tỷ đồng).
Dự kiến trong tuần này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về gói hỗ trợ trên.
Đối tượng | Hỗ trợ (VND) | Hình thức chi trả |
Người có công với cách mạng | 500.000 | Trả một lần, hỗ trợ 3 tháng |
Hộ nghèo, cận nghèo | 1 triệu | Theo chuẩn quốc gia |
Người mất việc (từ 14 ngày trở lên) | 1,8 triệu | Chi trả hàng tháng |
Lao động bị buộc thôi việc | 1 triệu/tháng | Chưa đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp. Chi trả hàng tháng |
Hộ kinh doanh cá thể ngừng kinh doanh | 1 triệu/tháng | Doanh thu dưới 100 triệu/năm. Được chi trả hàng tháng |
Doanh nghiệp có lao động ngừng việc trong 3 tháng | Vay lãi suất 0% trả lương | Vay Ngân hàng Chính sách xã hội không quá 12 tháng |
Doanh nghiệp có 50% lao động nghỉ việc | - Dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất | Đào tạo, nâng cao trình độ nghề, nhằm duy trì việc làm cho người lao động trong 3 tháng |
- Nhận 1 triệu đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp |