Món bánh mì kiểu Pháp lần đầu tiên du nhập vào nước ta với bánh baguette kẹp bơ, mứt, thịt nguội hoặc chấm súp. Đến năm 1958, tiệm bánh mì đầu tiên ở Hòa Mã, Sài Gòn đã chính thức ra đời với nhiều nguyên liệu khác lạ như pate, thịt, chà bông, rau dưa chua...
Tiệm bánh mỳ Hòa Mã xưa của Sài thành. |
Đến 1970, bánh mì chính thức trở thành thương hiệu bánh mì Việt nhờ sự ra đời của lò nướng kín Nhật. Từ chiếc bánh mì ruột đặc, vỏ dày và mềm đã thành những chiếc bánh giòn rụm, rỗng ruột và xốp hơn.
Năm 1975, bánh mỹ Việt chính thức được biết đến tại Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc...
Cho đến năm 2009, bánh mì được vua bếp Anthony Bourdain khen ngợi. Ông đã ăn thử bánh mì Phượng và hoàn toàn bị chinh phục. Ông nói rằng đây là "loại bánh ngon nhất thế giới". Chiếc bánh mì Việt đồng thời cũng xuất hiện trên kênh No Reservation của ông, tạo nên một "cơn sốt". Khách du lịch tới Hội An luôn tìm để được ăn thử món bánh mì này. Nhờ đó, bánh mì Việt lại có thêm một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự mở rộng hơn nữa trên thế giới.
Vua bếp Anthony Bourdain dành nhiều lời khen ngợi cho bánh mì Việt Nam. |
Năm 2011, bánh mì Việt được từ điển Oxford công nhận là một món ăn riêng. Đây được xem là mốc quan trọng đối với ẩm thực Việt. Bánh mì được xác nhân là danh từ riêng "Bánh mì"- (banh mi /ˈbɑːn miː/), khẳng định chủ quyền của món ăn đến từ Việt Nam.
Từ năm 2012 trở đi, món bánh mì của chúng ta "càn quét" nhiều trang thông tin nổi tiếng như tờ The Guardian gọi bánh mì là "món sandwich ngon nhất thế giới", tạp chí National Geographic bình chọn bánh mì Việt là một trong 11 món ăn đường phố ngon nhất thế giới.
Không chỉ vậy, bánh mì còn đứng đầu danh sách 12 món ăn đường phố do Tạp chí du lịch Mỹ Conde’ Nast Traveler bầu chọn và lọt vào top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới do Huffington Post bình chọn.
Năm 2014, tập đoàn Yum! Brands - chủ của chuỗi cửa hàng KFC và Pizza Hut cho ra đời Banh Shop như chuỗi cửa hàng độc quyền của hãng, chỉ phục vụ bánh mì Việt. Cũng từ đây, các cửa tiệm bánh mì Việt ra đời ngày càng nhiều ở khắp nơi trên thế giới
Năm 2018, Tiệm bánh Đông Phương (Dong Phuong Bakery) của một gia đình Việt ở New Orleans, bang Louisiana (Mỹ) đạt giải ẩm thực James BreadJames Bread nổi tiếng thế giới với món bánh mì Việt. Bánh mì chính thức vươn tầm cao mới, không còn chỉ dừng lại ở "món ăn đường phố".
Hầu như ở mọi nơi người Việt xuất hiện, bạn đều sẽ tìm ít nhất một cửa hàng bánh mì nổi tiếng. Đến Mỹ, ta có Bánh Mì Saigon ở New York, Bun Mee ở San Francisco, và chuỗi cửa hàng lừng danhLee’s Sandwiches trải dài khắp miền Nam nước Mỹ. Đến Canada, ta có Bánh Mì Boys ở Toronto,Bánh Mì Thi-Thi ở Calgary. Đến Cộng hoà Séc, ta có Banh Mi Ba và Mr. Bánh Mì đều ở Prague. Vốn sinh ra để phục vụ cộng đồng người Việt, nhưng những cửa hàng bánh mì này mau chóng được người nước ngoài đón nhận và yêu thích.
Đầu năm 2020, bánh mì lại lọt top trend trên thế giới. Mọi chuyện bắt đầu dấy lên khi 20 du khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng du lịch. Những người khách này đến từ Daegu, nơi được coi là tâm dịch của Hàn Quốc vào thời điểm đó và được đưa đến bệnh viện Bệnh viện phổi để cách ly. Tuy nhiên, đoàn khách không chấp nhận phương án trên. Họ được sắp xếp ở một khách sạn 4 sao và sau đó đưa về nước vào tối ngày 25/02. Thậm chí họ còn lên tiếng chê bai món ăn Việt trong đó có bánh mì.
Trước tin tức trên, công dân Việt Nam bùng nổ sự tức giận và muốn đòi lại sự công bằng cho đất nước. Họ đưa ra một số bằng chứng cho thấy sự vô lý trước những lời tố tụng của du khách và truyền thông Hàn Quốc. Trên thực tế, bánh mì là một món ăn đường phố nổi tiếng trên toàn thế giới khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam. Trong hình ảnh do truyền thông chia sẻ là những ổ bánh mì lớn chứ không phải mẩu bánh mì như những gì họ đã nói.
Du khách Hàn Quốc chê món ăn Việt trong đó có bánh mì. |
#ApologizeToVietNam đứng đầu top trending. |
Đến sáng 26/2, tất cả các hashtag trên đều lọt vào top trending cả Twitter. Trong đó, #ApologizeToVietNam đã leo lên top 1 một trong số đó đều gắn với hình ảnh của những ổ bánh mì Việt Nam, món ăn vốn được biết đến nổi tiếng toàn thế giới và được nhiều nhà ẩm thực công nhận. Bên cạnh đó vị trí này còn hạ gục luôn cả bài hát mới của nhóm nhạc BTS (#7ONAIR của BTS đứng hạng 3). Không khó để nhận ra hastag liên quan đến bánh mì cũng chiếm một vị trí cao trong top và được nhiều bạn bè quốc tế chia sẻ.
Ngày 24/3, Google công bố Google Doodle Bánh mì với hình ảnh chiếc bánh mì của Việt Nam và quầy bánh mì truyền thống trên trang chủ Tiếng Việt cùng với hơn 10 quốc gia khác như Mỹ, Canada, Pháp, Úc... nhân kỷ niệm năm thứ 9 mục từ “bánh mì” được từ điển Oxford ghi nhận (24/3/2011-24/3/2020).