• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bé 15 tháng tuổi tử vong sau 2 ngày bị rắn cổ đỏ cắn

Người nhà cho rằng bé bị rắn lục tre cắn nhưng tại Bệnh viện Nhi đồng 1, các bác sĩ xác...

Ngày 6/4, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM thông tin về trường hợp tử vong do rắn cổ đỏ cắn. Cụ thể bệnh nhi N.T.N.T (15 tháng tuổi, ngụ Tiền Giang) khi đang chơi ngoài sân thì bị rắn cắn, người nhà cho rằng đây là loại rắn lục tre. 

Bé được chuyển lên Bệnh viện tỉnh Tiền Giang. Sau khi sơ cứu, dùng thuốc chống đông máu, băng ép và truyền 4 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục tre nhưng bệnh nhi vẫn chảy máu nên chuyển bé lên Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, các bác sĩ xác định bé không phải do bị rắn lục tre cắn mà là rắn cổ đỏ.

Bé 15 tháng tuổi tử vong sau 2 ngày bị rắn cổ đỏ cắn

Theo bác sĩ Đinh Tấn Phương, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết đã liên hệ một số nước tìm huyết thanh kháng nọc rắn cổ đỏ nhưng không có. Hiện chỉ có Nhật đang nghiên cứu, chưa sử dụng được.

Bé đã được hồi sức tích cực, truyền máu, chống rối loạn đông máu nhưng trình trạng xuất huyết xảy ra rất nặng, nghi ngờ xuất huyết não. Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhi đã tử vong.

Theo bác sĩ Phương, rắn cổ đỏ (tên khoa học là Rhabdophis subminiatus, loại rắn nằm trong họ rắn nước Colubridae, thuộc bộ Sqiuamata, được nhà khoa học Hermann Schlegen mô tả lần đầu tiên vào năm 1837) còn có tên gọi là khác là, rắn hoa cổ đỏ, rắn học trò, rắn bảy màu.

Loại rắn này có màu xanh đen (xanh ô liu) hoặc màu xám đen, màu tại phần đầu sẫm hơn các phần còn lại; cổ rắn có màu đỏ, có màu vàng nhạt đến đỏ nâu. Cứ 10 người bị rắn này cắn thì chỉ có 3 người nhiễm độc, 7 người không có triệu chứng. Loại rắn cổ đỏ không tự sản xuất ra nọc độc mà nó tổng hợp chất độc từ những thứ nó ăn, nên những con ăn nhiều động vật độc thường có độc tính cao hơn và trữ lại trong khoang hàm. Độ nặng – nhẹ của bệnh nhân còn tùy thuộc vào lượng nọc con rắn bơm vào. Bệnh nhi nói trên có thể không may bị cắn khi con rắn mở to miệng và bơm nọc vào. 

Bác sĩ khuyến cáo loại rắn cổ đỏ là rắn độc, vì vậy tuyệt đối không cho trẻ chơi hay nuôi. Nó cũng không bị biến đổi bởi nhiệt, a xít hay rượu... nên không được ăn hay ngâm rượu rắn này. Nếu bị rắn cắn cần đưa bệnh nhân gấp đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật