• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BH Media lên tiếng về nghi vấn đánh "bản quyền" Quốc ca Việt Nam trong trận Việt Nam - Lào

Theo phỏng đoán của BH Media, Next Sports đã rút kinh nghiệm, phòng xa để tránh sự cố như với...

Tối 6-12, trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020,  khi bản Quốc ca Việt Nam vang lên thì tiếng bị tắt trên một số kênh YouTube tiếp sóng trận đấu, kèm lời xin lỗi của kênh phát sóng, lý do là vấn đề bản quyền. Nhiều người cho rằng do BH Media "đánh gậy bản quyền" trên YouTube với ca khúc Tiến quân ca. 

Tuy nhiên, BH Media đã khẳng định vụ việc tắt tiếng Quốc ca này không hề liên quan tới mình, cũng như không hề có bên nào "đánh bản quyền" bài hát Tiến quân ca.

  Hình ảnh có lời giải thích về việc phải tắt tiếng Quốc ca Việt Nam - Ảnh chụp màn hình

Hình ảnh có lời giải thích về việc phải tắt tiếng Quốc ca Việt Nam - Ảnh chụp màn hình

Next Sports đã tự tắt tiếng phần hát Quốc ca Việt Nam để... phòng xa, tránh việc bản Quốc ca được phát trong trận đấu có thể không có bản quyền và khi phát trên YouTube sẽ bị bên sở hữu hợp pháp bản ghi "đánh bản quyền", khiến kênh bị mất doanh thu với video phát trận đấu này.

Tối 16-11, kênh bóng đá này đã tiếp sóng trực tiếp (có bản quyền tiếp sóng) trận Việt Nam - Saudi Arabia thuộc vòng loại thứ 3 của World Cup 2022. Video đạt gần 4 triệu lượt xem sau khi trận đấu kết thúc và hiện nay là hơn 4 triệu lượt xem, nhưng kênh này đã bị mất tất cả doanh thu vì ban tổ chức trận đấu đã dùng bản ghi Tiến quân ca do Hãng đĩa Marco Polo sản xuất. Video trận đấu đã bị Naxos Digital Services US (thay mặt cho Hãng đĩa Marco Polo) thông báo xác nhận sở hữu bản quyền bản ghi Quốc ca Việt Nam. Video trận đấu vẫn được phát nhưng doanh thu thì FPT không được nhận. 

Lúc đầu FPT cũng nhầm tưởng bị BH Media "đánh gậy bản quyền" nên đã liên hệ với công ty này, nhưng sự thật thì bản ghi Quốc ca được sử dụng trong trận đấu thuộc sở hữu của một hãng đĩa nước ngoài.

"Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất bản ghi Tiến quân ca, cả trong nước và ngoài nước. Theo Luật sở hữu trí tuệ, nếu bất kỳ ai bỏ tiền, thời gian, công sức, kỹ thuật ra sản xuất bản ghi (mà đã thanh toán quyền tác giả) thì là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi; bất kỳ ai sử dụng bản ghi đó thì phải xin phép nhà sản xuất", đại diện BH Media cho biết.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật