• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Công an khuyến cáo phần mềm gián điệp mạo danh Bộ Công an

Ứng dụng mạo danh “phần mềm do Bộ Công an cung cấp” có hình ảnh hiển thị là “công an...

Gần đây đã có chục người đã bị chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng sau khi cài phần mềm gián điệp mạo danh Bộ Công an. Phần mềm gián điệp mạo danh Bộ Công an này đặc biệt nguy hiểm, được kẻ xấu sử dụng để chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng của người dùng điện thoại hệ điều hành Android.

Nếu người dùng cài đặt ứng dụng này trên điện thoại sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Chúng dùng công nghệ VOIP tạo lập các số điện thoại ảo, giả mạo số điện thoại công khai của cơ quan thực thi pháp luật (chỉ khác ở đầu số như +0096, +884), để gọi điện cho nhiều người, thông báo họ "đang bị điều tra vì có liên quan đến một vụ án, chuyên án", nếu không hợp tác sẽ bị "bắt giữ, khởi tố".

Ngoài ra kẻ lừa đảo còn yêu cầu kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng, làm giả các lệnh bắt, khởi tố, giấy triệu tập của cơ quan công an để đe dọa, rồi yêu cầu nạn nhân thay đổi điện thoại đang dùng sang sử dụng điện thoại hệ điều hành Android, tải và cài đặt ứng dụng mạo danh phần mềm do Bộ Công an cung cấp có hình ảnh hiển thị là "công an hiệu" và mang tên "Bộ Công an".

Bộ Công an khuyến cáo phần mềm gián điệp mạo danh Bộ Công an

Sau đó, người dùng nhẹ dạ sẽ điền thêm các thông tin hiển thị trên app giả mạo này như: tên đăng nhập, mật khẩu, tài khoản ngân hàng, họ tên, số chứng minh nhân dân (căn cước công dân)... Các thông tin này sẽ được chuyển về máy chủ do nhóm lừa đảo quản lý và được phần mềm gián điệp kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ đó, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân.

Kẻ lừa đảo còn có thể điều khiển điện thoại di động của người dùng từ xa như: soạn, gửi tin nhắn SMS, mở khóa thiết bị di động, bật tắt mạng Internet, truy cập WiFi, đọc, ghi danh bạ; đọc, ghi lịch sử cuộc gọi, thực hiện cuộc gọi mà chủ điện thoại không hề hay biết. Ngoài ra còn có trường hợp tự đăng ký các dịch vụ Internet Banking, Smart Banking, thực hiện các hành vi liên quan đến tài khoản ngân hàng, chuyển tiền...

Các tin nhắn chứa mã OTP, các cuộc điện thoại xác nhận của nhân viên ngân hàng đều bị phần mềm gián điệp chuyển trực tiếp cho các kẻ lừa đảo. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc chúng rút tiền của chủ thẻ mà chủ thẻ không nhận ra.

Rất nhiều trường hợp gặp phải tình trạng này ở Đà Nẵng, Huế, Tuyên Quang, Nghệ An, An Giang, Đắk Lắk... 

Bộ Công an khuyến cáo người dân đây là hoạt động mạo danh "Bộ Công an" nhằm mục đích lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người dùng phần mềm điện thoại Android. Hiện nay chưa xây dựng và triển khai hệ thống app trên ứng dụng điện thoại thông minh.

Bộ Công an đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không truy cập các trang tin không chính thống, không cài đặt các phần mềm, ứng dụng từ các nguồn không chính thống, không cung cấp thông tin nhân thân, tài khoản ngân hàng, tài khoản thư điện tử, mạng xã hội... Nếu đã cài đặt app giả mạo "Bộ Công an" nêu trên, cần nhanh chóng kiểm tra, thông báo ngay cho ngân hàng qua tổng đài hỗ trợ 24/7 và trình báo cơ quan công an gần nhất.

Bộ Công an cho biết thời gian tới, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và công an các đơn vị, địa phương sẽ mở rộng điều tra xử lý các hành vi giả mạo hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức để phát tán mã độc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật