• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ GD-ĐT xin rút khỏi việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa mới

Theo Bộ GD-ĐT, lần 1 do không chọn đủ tác giả, lần 2 là do phải trả nhuận bút lâu dài, điều...

Chiều 16/5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ đã báo cáo tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện, triển khai Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 

Theo Nghị quyết 88, thực hiện chương trình và nhiều sách giáo khoa (SGK), khuyến khích tổ chức, các nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.

Bộ Giáo dục cũng tổ chức biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này sẽ được thẩm định, phê duyệt công bằng với SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn. 

Ông Phùng Xuân Nhạ cho biết Chính phủ đã chỉ đạo Bộ xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch theo Chương trình giáo dục phổ thông mới sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới (16 triệu USD). 

Bộ GD-ĐT xin rút khỏi việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa mới

Theo quy định của Ngân hàng thế giới, việc tuyển chọn tác giả SGK phải thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Việc tổ chức đấu thầu phải căn cứ pháp lý để xây dựng cơ cấu, thành phần, số lượng tác giả, biên tập viên kèm kinh phí biên soạn đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình. Vì vậy chỉ có thể tiến hành sau khi các chương trình môn học đã được ban hành.

Việc đấu thầu đã được tổ chức nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên không chọn đủ số lượng tác giả, trong đó hầu hết là do các chuyên gia có kinh nghiệm đã sớm ký hợp đồng với các nhà xuất bản và triển khai biên soạn sách giáo khoa. Thời điểm Bộ mời thầu, các nhà xuất bản đã có một số bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 được chuẩn bị gần như hoàn tất, sẵn sàng để thẩm định và phê duyệt đưa vào sử dụng.

Đến 26/2, Bộ tiếp tục tổ chức đấu thầu lần 2 để chọn tác giả biên soạn SGK, ứng viên nộp hồ sơ đăng ký tham gia đủ yêu cầu toàn bộ điều kiện để tổ chức biên soạn sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6. Nhưng do việc thương thảo ký hợp đồng chưa, xuất phát từ việc các tác giả yêu cầu nhuận bút lâu dài, mà Bộ GD-ĐT không đáp ứng được.

Ông Nhạ cho hay, hầu hết các ứng viên đều đang thực hiện hợp đồng biên soạn SGK với các nhà xuất bản và đã hoàn hành mẫu SGK lớp 1, chuẩn bị hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6. Họ không thể ký hợp đồng với Bộ GD-ĐT để biên soạn từ đầu một bộ đầy đủ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12.

Các nhà xuất bản đang tiếp tục hoàn thiện bản mẫu SGK lớp 2, lớp 6 để thẩm định trong 2020. Bộ cũng tổ chức bản thảo và hoàn thiện bản mẫu SGK các lớp còn lại để thẩm định trong các năm tiếp theo đáp ứng lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

Theo đó, Bộ vẫn đảm bảo có đủ SGK triển khai chương trình mới. Việc Bộ không trực tiếp tổ chức biên soạn bộ SGK cũng thuận lợi cho việc xã hội hóa biên soạn SGK, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà xuất bản.

Bộ tiếp tục tăng cường bảo đảm chất lượng và chủ đồng chuẩn bị SGK thông qua chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (do Bộ GD-ĐT làm chủ sở hữu nhà nước) thực hiện việc biên soạn, xuất bản, in, phát hành một bộ sách giáo khoa đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục theo kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018 - 2022 đã được phê duyệt ngày 4.6.2019.

"Cách làm này vẫn bảo đảm đủ sách giáo khoa, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng để chủ động triển khai chương trình mới, đồng thời khuyến khích phát triển xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa theo chủ trương của Quốc hội", ông Nhạ nói. 

Ông Nhạ thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK. Nếu đã có ít nhất 1 bộ sách bảo đảm chất lượng được Bộ phê duyệt, Bộ không tổ chức biên soạn một bộ sách (sử dụng ngân sách nhà nước) nữa.

Về khoản kinh phí  triệu USD (vốn vay Ngân hàng thế giới và 1 triệu USD vốn đối ứng) dự kiến biên soạn sách hiện vẫn trong Ngân hàng thế giới. Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ phối hợp cùng các Bộ có liên quan đề xuất phương án sử dụng đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật