• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Tài chính nói về giải pháp cho tình trạng xăng giảm liên tục, hàng hóa vẫn tăng giá

Bộ Tài chính cho biết khi điều chỉnh giá giảm có độ trễ, vì phải rà soát lại các yếu tố...

Hiện xăng E5 RON 92 còn 24.620 đồng/lít và RON 95 còn 25.600 đồng/lít, tương đương với mức hồi tháng 2 năm nay. Tuy nhiên cho đến nay, giá của nhiều mặt hàng thiết yếu trong nước vẫn tiếp tục neo ở mức cao như thịt lợn, cước vận tải hành khách, vận tải hàng hoá, lương thực, thực phẩm… 

Tại toạ  đàm "Xăng dầu giảm giá, hàng hoá không giảm - Thực trạng và giải pháp", Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Đinh Thị Nương, lý giải khi điều chỉnh giá giảm có độ trễ, vì phải rà soát lại các yếu tố chi phí hình thành giá, từ đó mới xác định giá bán giảm theo giá xăng.

  Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Đinh Thị Nương. Ảnh: VGP

Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Đinh Thị Nương. Ảnh: VGP

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng thông thường các doanh nghiệp tính toán giảm ngay giá mặt hàng khác có liên quan đến xăng dầu thì họ ngại, thời gian sau đó tăng lên sẽ rất khó. Ông đánh giá đây là một sự thận trọng khá thuyết phục. 

Theo bà Đinh Thị Nương, Bộ Tài chính bám sát Công điện số 679 và các văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng các văn bản của văn phòng Chính phủ trong 7 tháng vừa qua. Bộ đẩy mạnh công tác tổng hợp phân tích dự báo thị trường và cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết và kịp thời cho những tháng còn lại trong năm để tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng về các biện pháp điều hành giá và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu 4% đề ra.

Bên cạnh đó, Bộ phối hợp chặt chẽ chính sách tài chính, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ đang trình Chính phủ các phương án điều chỉnh các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu… 

Vụ trưởng Vận tải Trần Bảo Ngọc cho biết thời gian qua Bộ thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng. Bộ rà soát tất cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý giá để phối hợp với Bộ Tài chính ban hành những văn bản phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông cũng rà soát các điều kiện kinh doanh, đặc biệt các điều kiện kinh doanh vận tải, điều kiện nào không còn cần thiết, phù hợp thì cắt giảm để tiết giảm chi phú. 

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng cần tập trung vào ba mặt hàng quan trọng là vận tải, lương thực thực phẩm và nhà ở vì ba nhóm này chiếm đến 80% trong câu chuyện CPI tăng.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật