Tiếp tục ghi nhận và hoàn thiện bộ sách mới
Tại cuộc họp, Bộ trưởng cho biết, đợt đổi mới sách giáo khoa lần này khác với những lần trước ở chỗ Bộ sẽ thay đổi sách giáo khoa trước khi thay đổi chương trình học. Theo đó, chương trình học được thực hiện theo hướng thay đổi căn bản, toàn diện gồm nhiều sách giáo khoa tương ứng với mục tiêu, nội dung, phương pháp đến tất cả các yếu tố giảng dạy.
"Thực hiện Nghị quyết 88 về chủ trương thực hiện chương trình xã hội hóa sách giáo khoa. Bộ GD&ĐT đã tổ chức thẩm định và phê duyệt 46 quyển sách giáo khoa thuộc 5 bộ sách của 3 nhà xuất bản, đều được các nhà trường đưa vào sử dụng", ông Nhạ thông tin.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Quốc hội. |
Trước những ý kiến đóng góp về bộ sách lớp 1, thuộc bộ "Cánh diều" của các cử tri, nhân dân, nhà khoa học,...các tác giả và nhà xuất bản cũng đã ghi nhận và kiểm tra lại. Qua đó, Bộ thừa nhận những thiếu sót khi viết sách vì có những ngữ điệu chưa phù hợp. Hiện tại, Hội đồng thẩm định, tác giả, nhà xuất bản vẫn đang chỉnh sửa để phù hợp với ngữ điệu và nhận thức của các trẻ lớp 1.
Nên để cơ quan điều tra vào cuộc vụ sách giáo khoa Phát biểu tại phiên họp hôm nay, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) cho rằng, việc "lùm xùm" liên quan đến sách giáo khoa bây giờ không còn là chuyện riêng của ngành Giáo dục, do đó cần thiết nên để cho cơ quan điều tra xem xét xem có lợi ích nhóm trong việc biên soạn sách hay không? |
Trong phần phát biểu về vấn đề đổi mới sách giáo khoa, Bộ trưởng khẳng định: "Đúc kết từ những kinh nghiệm trong những lần thay sách trước cũng như kinh nghiệm của thế giới, lần thay sách này sẽ được hiệu đính và chỉnh sửa thường xuyên.
Được biết, việc đổi mới sách giáo khoa sẽ có lộ trình 5 năm và năm nay là năm đầu tiên tiến hành áp dụng. Với số lượng lớn đến 46 quyển, Bộ trưởng chia sẻ: "Chúng tôi và cả ngành giáo dục khó tránh được những thiếu sót vì vậy thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến để hoàn thiện tốt hơn".
Mục đích là thiết kế ra một chương trình học phù hợp với thực tiễn chứ không dừng lại ở việc ban hành. Sau một năm, Bộ sẽ cho tổng kết để rút kinh nghiệm và hoàn thành bộ sách. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ |
Không ép học sinh mua sách, đề nghị giảm giá sách được chấp thuận
Cũng trong bài phát biểu, Bộ trưởng đính chính lại vấn đề nhà trường không được ép học sinh mua sách tham khảo bằng mọi hình thức, điều đã được quy định trong thông tư số 21. Thực tế, các văn bản quy định của Bộ về sách giáo khoa được ghi rõ như sau, sách giáo khoa là tài liệu được sử dụng chính thức và bắt buộc, còn sách hay tài liệu tham khảo không phải bắt buộc.
"Trong thời gian qua, chúng tôi cũng ghi nhận có một số trường chưa thực hiện nghiêm chuyện này. Theo đó, chúng tôi đã chỉ đạo thanh tra kết hợp với địa phương chấn chỉnh", ông Nhạ cho biết.
Bên cạnh đó, thời gian qua các Bộ Ban ngành đã cùng bàn bạc, triển khai các quy định, tăng cường quản lý sách lậu, đảm bảo thị trường sách tham khảo tốt hơn.
Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: TTXVN. |
Vì sao giá sách giáo khoa mới cao gấp đôi giá sách cũ? Lý giải vì sao giá sách giáo khoa cao, Bộ trưởng Phù Xuân Nhạ cho biết, giá sách cao hơn gấp 2 lần với sách cũ với 2 lý do. "Thứ nhất, sách giáo khoa lớp 1 mới được biên soạn theo hướng chương trình phổ thông theo cách tiếp cận phẩm chất và năng lực có số trang dài hơn, màu sắc và chất lượng giấy tốt hơn nên giá thành sẽ cao hơn. Thứ hai, sách thực hiện theo chủ trương xã hội hóa nên khác với sách cũ, vì thế không được trợ cấp biên soạn", Bộ trưởng nói. Trước vấn đề này, Bộ có trình bày đề nghị giảm chi phí sách giáo khoa từ 2-3 lần và đã được Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận. Theo đó, sách giáo khoa sẽ là mặt hàng do nhà nước định giá. Bộ Tài chính sẽ là đơn vị tiến hành rà soát và kiểm tra phần định giá cho bộ sách chương trình mới lần này. |