Lô vaccine này được Tập đoàn UPS Hoa Kỳ viện trợ không hoàn lại bằng dịch vụ vận chuyển từ Cộng hòa Séc về sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) hôm 27/8.
Trong quá trình vận chuyển, lô vaccine được bảo quản theo đúng quy định của nhà sản xuất, với một khoang bảo quản với nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C sử dụng cho vaccine AstraZeneca, một khoang với nhiệt độ âm 20 độ C sử dụng cho vaccine Moderna.
Theo zing.vn, trước đó, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 27 triệu liều vaccine qua nhiều nguồn khác nhau (AstraZeneca có khoảng 17 triệu, Moderna có hơn 5 triệu, Pfizer có hơn 3 triệu, vaccine Sinopharm có 2,5 triệu và 12.000 liều vaccine Sputnik V).
Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Y tế đã phân bổ hầu hết số vaccine này cho các đơn vị, địa phương để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch khẩn cấp, đảm bảo phù hợp, hiệu quả.
Theo cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia, đến hết ngày 29/8, cả nước đã tiêm được hơn 19,7 triệu liều vaccine. Số vaccine được tiêm trong ngày 29/8 là hơn 282.000 mũi.
Theo Hãng tin Reuters, một quan chức tỉnh Gunma cho biết họ đã tìm thấy hạt tạp chất nhỏ màu đen trong một lọ vaccine Moderna. Gunma đã lập tức đình chỉ sử dụng lô vaccine Moderna có chứa lọ bị nhiễm tạp chất.
Trong ngày 29/8, tỉnh Okinawa của Nhật Bản cũng cho đình chỉ sử dụng vaccine COVID-19 của Moderna sau khi phát hiện thêm các lô vaccine nhiễm tạp chất.
Phía Moderna và hãng dược ROVI, đối tác chịu trách nhiệm đóng lọ vaccine Moderna cho thị trường ngoài Mỹ, cho biết nguyên nhân nhiễm bẩn có khả năng xuất phát từ vấn đề trong quá trình đóng gói tại một trong các dây chuyền của ROVI.