• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các địa phương ở Hà Nội gặp khó khăn khi lập trạm y tế lưu động

Không chỉ thiếu thốn về trang thiết bị, con người, các quận, huyện còn lo về sự thiếu...

Những ngày vừa qua, 30 quận, huyện trên toàn TP Hà Nội đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện vật chất, con người để đưa vào vận hành trạm y tế lưu động. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn không tránh khỏi bối rối đối với mô hình điều trị F0 thể nhẹ ở xã, phường.

Trao đổi với Zing, ông Đặng Khánh Hòa, Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, cho biết việc lên kế hoạch, chuẩn bị cho các trạm y tế lưu động tại phường trên địa bàn đang được triển khai. Phương án trước mắt, quận sẽ huy động toàn bộ nhà văn hóa tại phường để làm nơi điều trị F0 thể nhẹ. Theo ông do đã có phương án từ trước đó nên chỉ mất khoảng 1-2 ngày khi TP chấp thuận là có thể bắt đầu lắp đặt để đưa vào sử dụng trạm y tế lưu động ngay.

Các địa phương ở Hà Nội gặp khó khăn khi lập trạm y tế lưu động

Tại quận Hoàn Kiến, Phó chủ tịch UBND quận Nguyễn Quốc Hoàn thông tin công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên theo chủ trương của TP, trạm y tế lưu động tại 4 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng) sẽ được kích hoạt khi lượng bệnh nhân lớn, gây quá tải ở các cơ sở điều trị còn lại.

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa cho biết huyện đã hoàn thành kế hoạch lập 32 trạm y tế lưu động tại 30 xã và 2 thị trấn trên địa bàn. Riêng khu công nghiệp Phú Nghĩa, ông Hoa cho biết huyện lập thêm 3 trạm y tế lưu động. Tuy nhiên, do điều kiện mỗi trạm phải đảm bảo sức chứa lên đến 150 giường bệnh, trong khi không có nhiều địa điểm có thể đảm bảo sức chứa lớn như vậy. Vì lực lượng y tế mỗi trạm y tế xã chỉ chưa đến 10 người, huyện sẽ huy động thêm y, bác sĩ về hưu và từ một số cơ sở y tế tư nhân.

Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho biết đến nay, huyện đã ra quyết định thành lập 8 trạm y tế lưu động, đang tiếp tục rà soát để lập thêm. Tuy nhiên đáng lo ngại nhất là trình độ chuyên môn của lực lượng y tế xã còn chưa cao, chưa đảm bảo có thể thu dung, điều trị số lượng lớn F0. Lãnh đạo huyện Thường Tín kiến nghị TP sớm có giải pháp hỗ trợ địa phương, đồng thời đề nghị Sở Y tế sớm triển khai đợt tập huấn để đảm bảo năng lực chuyên môn cho nhân lực vận hành trạm.

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước áp dụng mô hình trạm y tế lưu động. Nhưng đây lại không phải mô hình có chức năng tương tự như ở thủ đô mà có nhiệm vụ quản lý, hỗ trợ theo dõi, điều trị F0 tại nhà, sớm phát hiện ca bệnh nặng. Ngoài ra, TP.HCM cũng tận dụng rất tốt các trạm này làm điểm chủng vaccine ngừa Covid-19. Trạm Y tế lưu động được trang bị đầy đủ bình oxy cố định, bình di động, máy đo SpO2, dụng cụ cấp cứu cơ bản, túi thuốc hỗ trợ nâng cao thể lực và các loại thuốc cần thiết.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho rằng TP nên triển khai điều trị F0 không triệu chứng tại nhà luôn thay vì điều trị tại trạm y tế lưu động. Trạm y tế lưu động nên là nơi tiếp nhận, cấp cứu ban đầu cho trường hợp mắc Covid-19 cần can thiệp y tế, cần được thở oxy. 

Theo ông Hùng, đối với F0 không có triệu chứng khỏe mạnh gần như người bình thường, Hà Nội nên cho họ tự điều trị, cách ly tại nhà. Việc này giúp bệnh viện, cơ sở y tế dành nguồn lực điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh khác, thay vì đổ hết vào chống dịch như hiện nay.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật