• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cần cơ quan độc lập công bố mức sống tối thiểu để phù hợp Nghị quyết 27

"Nếu có một cơ quan chuyên môn đảm nhận việc tính toán, công bố hàng năm thì mức sống tối...

Vấn đề "mức sống tối thiểu" được luật hóa từ năm 2012 và là cơ sở để tính lương tối thiếu. Tuy nhiên qu nhiều năm, khái niệm này vẫn còn gây tranh cãi. Tổng liên đoàn lao động đã nhiều lần kiến nghị cần có một cơ quan độc lập với Hội đồng, có trách nhiệm công bố mức sống tối thiểu.

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng liên đoàn lao động), thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia, cho trong Nghị quyết 27 nêu rõ "cơ quan thống kê của Nhà nước công bố mức sống tối thiểu hằng năm để làm căn cứ xác định mức lương tối thiểu và khuyến nghị các định hướng chính sách tiền lương".

Cần cơ quan độc lập công bố mức sống tối thiểu để phù hợp Nghị quyết 27

"Chúng tôi hiểu rằng cơ quan thống kê của Nhà nước là Tổng cục Thống kê. Đơn vị này mới có đủ chuyên môn, nhân sự và công cụ thực hiện", ông Quảng nói.

Trong các kiến nghị gửi Chính phủ, Tổng liên đoàn đều đề cập vấn đề này nhưng cho đến nay đã 10 năm trôi qua, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Hiện mức sống tối thiểu đều do Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng tính toán.

Mức sống tối thiểu trong một tháng của người lao động gồm các chi phí dành cho lương thực, thực phẩm (rổ hàng hóa gồm 53 món hàng); nhóm phi lương thực, thực phẩm (áo quần, đi lại, giải trí...); nuôi một con nhỏ; nhà ở và chỉ số giá tiêu dùng CPI.

Cơ cấu phần trăm (%) giữa nhóm lương thực, thực phẩm và phi lương thực là 48-52. Chi phí nuôi con nhỏ bằng 70% của người lớn.

TS Phạm Thị Thu Lan, Viện phó Viện Công nhân và Công đoàn, cho rằng với những ảnh hưởng tiêu cực của dịch, thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư sẽ thay đổi theo hướng giảm bớt mua sắm, đặc biệt là nhóm nghèo, cận nghèo. Số tiền dùng cho chi tiêu lương thực, thực phẩm theo điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê công bố đương nhiên sẽ cho kết quả thấp. Việc tiếp tục sử dụng kết quả này để làm căn cứ tính mức sống tối thiểu có nguy cơ kéo chất lượng cuộc sống người lao động đi xuống. 

Các thành viên còn có nhiều tranh cãi như khoản chi phí tiền nhà quá thấp (năm 2020, tiền nhà ở vùng I như TP HCM, Hà Nội là 426.000 đồng), mức sống tối thiểu hiện không tính các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội chiếm đến 32% mức lương làm căn cứ đón... 

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, cũng đồng tình cần có một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm khảo sát, công bố mức sống tối thiểu để hạn chế tranh cãi. Ông cho rằng VCCI cũng nghi ngờ về các con số đưa vào tính mức sống tối thiểu.

Lãnh đạo VCCI nói cơ quan này sẽ đánh giá tác động của mỗi kỳ điều chỉnh lương lên đời sống người lao động, lạm phát, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp... từ đó có khuyến nghị phù hợp.

Ông Phạm Minh Huân, nguyên thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia (giai đoạn 2013-2016), cho rằng ù có cơ quan độc lập công bố mức sống tối thiểu, các thành viên của Hội đồng vẫn phải xem xét lại.

Quan trọng là Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng phải hoạt động thường xuyên, từ đầu năm đến cuối năm chứ không chỉ 3-4 lần, mỗi khi có kỳ họp mới làm việc.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật