• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cần xem xét trách nhiệm của đơn vị quản lý cách ly của Vietnam Airlines

Các luật sư cho rằng đơn vị quản lý việc cách ly của VNA và cán bộ phụ trách công tác cách ly...

Liên quan đến việc khởi tố vụ án Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người,  theo một số luật sư, ngoài sai phạm của nam tiếp viên tên D.T.H., đơn vị quản lý việc cách ly của VNA và cán bộ phụ trách công tác cách ly cũng có trách nhiệm khi để dịch bệnh lây lan.

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật Chính Pháp, nhận định các hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh làm lây lan dịch ra cộng đồng là nguy hiểm và cần phải xem xét xử lý hình sự người vi phạm.

Đối với nam tiếp viên hàng không là bệnh nhân 1342, luật sư Cường cho rằng bệnh nhân đã giấu thông tin, khai báo gian dối, không giữ khoảng cách với người nhiễm bệnh tại khu cách ly, tự ý tiếp xúc với người khác. Luật sư Cường đánh giá đây là hành vi rất nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống, có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh trở lại. 

Bệnh nhân này đã vi phạm quy định cách ly ảnh hưởng đến xã hội, gây thiệt hại lớn về tài sản cho cá nhân, tổ chức. 

"Hành vi của nam bệnh nhân này rất đáng lên án và phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật", luật sư nêu quan điểm.

Luật sư Cường cho rằng, trong vụ việc này, đơn vị cách ly của Vietnam Airlines và chính quyền địa phương cũng có trách nhiệm. Theo quy định, cách ly tập trung cần phải đảm bảo thời gian cách ly tối thiểu 14 ngày. Nếu cách ly chưa đủ 14 ngày, xét nghiệm chưa đủ 3 lần thì chưa đảm bảo an toàn. Ngoài ra, trong thời gian cách ly tập trung, người bắt buộc cách ly có sự tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp với người khác nhưng không đảm bảo an toàn, thì hành vi này vi phạm quy định về cách ly tập trung.

Luật sư nhận định nam tiếp viên VNA vi phạm quy định về cách ly tập trung. Do vậy, cơ quan chức năng cần xem xét trách nhiệm của đơn vị quản lý cách ly và cán bộ phụ trách đơn vị này.

Luật sư Đặng Xuân Cường (Công ty Luật TAT Law Firm) cho rằng, việc khởi tố là dựa trên Công văn số 45 ban hành ngày 30/3/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, hướng dẫn xét xử một số vụ án hình sự về phòng chống dịch bệnh Covid-19. Công văn đã hướng dẫn cụ thể việc xác định tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự.

 Cần xem xét trách nhiệm của đơn vị quản lý cách ly của Vietnam Airlines

Hành vi làm lây lan, lan truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.

Ông Cường nhấn mạnh trước đây, nhiều người dân hay bệnh nhân có hành vi vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh như: Trốn tránh cách ly, khai báo gian dối, không tuân thủ quy định về cách ly y tế nhưng chưa có ai bị xử lý hình sự. Nam tiếp viên hàng không của VNA vi phạm vào thời điểm tháng 12, sau khi công văn ra đời nên các cơ quan tố tụng có đủ cơ sở để khởi tố vụ án hình sự theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015. Khung hình phạt dành cho tội danh này gồm phạt tiền 50-200 triệu đồng, phạt tù 1-12 năm.

Công văn số 45 còn quy định đối với người chưa bị xác định mắc Covid-19 nhưng không tuân thủ quy định cách ly hoặc từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người, theo Điều 295 Bộ luật Hình sự.

Mức phạt đối với tội danh này gồm phạt tiền 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 1-12 năm.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật