• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cập nhật dịch COVID-19 ngày 29/3: Cảnh báo đỉnh dịch tại Mỹ có thể rơi vào cuối tháng 4

Cập nhật liên tục tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và thế giới với các nguồn tin chính...

* Cảnh báo đỉnh dịch tại Mỹ có thể rơi vào cuối tháng 4

Theo trang thống kê worldometers.info tính đến 21h ngày 29/3 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới hiện có 683.694 trường hợp mắc COVID-19 và 32.153 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh trên toàn cầu là 146.396 người. Trên thế giới vẫn còn tới 25.426 bệnh nhân COVID-19 đang trong tình trạng nặng.   

Hiện Mỹ đã vượt qua Italy và Trung Quốc trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Đến nay, Mỹ đã ghi nhận 123.781 ca mắc và 2.229 ca tử vong do COVID-19. Các chuyên gia cảnh báo dịch bệnh này sẽ tiếp tục tồi tệ hơn ở quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới này với số ca nhiễm tăng nhanh hằng ngày và đỉnh dịch có thể rơi vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 tới.   

Bất chấp dịch bệnh COVID- 19 đang lây lan với tốc độ đáng sợ, ngày 28/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố việc phong tỏa khu vực New York nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 là "không cần thiết" và ông đã yêu cầu các quan chức y tế liên bang ban bố một “khuyến cáo đi lại đủ mạnh” để thay thế cho lệnh phong tỏa.

Thống đốc bang New York Andrew Cuomo (An-đru Cu-ô-mô) cũng đã lùi thời điểm tiến hành vòng bỏ phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 tại bang này từ ngày 28/4 sang ngày 23/6. New York hiện là tâm dịch COVID-19 tại Mỹ với số ca tử vong tại bang này chiếm tới 1/3 toàn nước Mỹ.  

10 bang khác của Mỹ, bao gồm cả vùng lãnh thổ hải ngoại Puerto Rico của nước này đã thông báo hoãn tiến hành các cuộc bầu cử sơ bộ. Một số bang khác chuyển đổi hình thức bỏ phiếu qua thư tín. 

Tại châu Âu, trong ngày 29/3, Tây Ban Nha đã công bố thêm 838 ca tử vong mới do dịch bệnh COVID-19 trong 24h qua, một kỷ lục đáng buồn mới của nước này.     

Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 29/3 cho biết tổng số ca tử vong tại nước này do dịch COVID-19 hiện đã lên tới 6.528 trường hợp, trong khi đó tổng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cũng đã tăng từ 72.248 người của ngày hôm trước lên 78.797 hiện nay.     

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez (Pê-đrô Xan-chét) cùng ngày 28/3 thông báo sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế đi lại, theo đó những lao động làm việc trong ngành dịch vụ không thiết yếu sẽ phải ở nhà trong 2 tuần. Ông Sanchez cho biết các lao động thuộc diện này sẽ vẫn được hưởng lương như bình thường nhưng muộn hơn. Biện pháp trên dự kiến được thông qua tại cuộc họp nội các Tây Ban Nha trong ngày 29/3, và sẽ có hiệu lực từ ngày 30/3 – 9/4 tới.   

Bên cạnh đó, Thủ tướng Sanchez hối thúc EU hành động và kêu gọi khối này đưa ra “chiến lược thống nhất về xã hội và kinh tế”. Ông Sanchez cũng kêu gọi EU phát hành các trái phiếu phục hồi, cho rằng các nền kinh tế thành viên phải cùng chia sẻ gánh nặng nợ công nhằm đối phó với dịch COVID-19.

Cùng ngày, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte (Giu-xép-pê Côn-tê) đã thông qua gói biện pháp mới có trị giá 4,7 tỷ euro (5,24 tỷ USD) nhằm hỗ trợ những người bị ảnh hưởng nặng nề do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ông Conte nêu rõ chính phủ sẽ dành 4,3 tỷ euro cho chính quyền các thành phố đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và dành một quỹ đặc biệt 400 triệu euro cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Nhằm ngăn dịch bệnh tiếp tục lây lan, Bộ trưởng Giáo dục Italy Lucia Azzolina (Lu-chi-a A-dô-li-na) cho biết quyết định đóng cửa các trường học, bắt đầu từ ngày 5/3 vừa qua, sẽ được gia hạn đến hết ngày 3/4 tới. 

Những thông báo trên được đưa ra sau khi giới chức y tế Italy thông báo thêm 889 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên tới 10.023 người kể từ khi dịch bùng phát tại đây ngày 21/2 vừa qua. Trong khi đó, tổng số ca mắc bệnh tại Italy đã tăng thêm 6.000 ca lên 92.472 ca, chỉ xếp sau Mỹ - nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới.

Chủ tịch Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức, ông Lothar Wieler (Lô-tha Vi-ê-lơ) ngày 29/3 cho rằng rất có khả năng các bệnh viện ở Đức sẽ quá tải trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay và không bác bỏ nguy cơ Đức sẽ rơi vào hoàn cảnh như ở Italy.

Ông Wieler nhận định có nguy cơ cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 sẽ đẩy hệ thống y tế Đức tới giới hạn và rất nhiều bệnh nhân nặng sẽ cần tới  máy thở trong các bệnh viện. Ông cũng giải thích rằng tỷ lệ tử vong thấp ở Đức là do đa số những người nhiễm không thuộc nhóm người có nguy cơ gặp nguy hiểm, song nếu tình trạng lây nhiễm xảy ra với các nhà dưỡng lão hay bệnh viện thì số ca tử vong sẽ tăng mạnh.

Trước đó ngày 28/3, đã có 12 người cao tuổi trong một trại dưỡng lão tử vong do mắc COVID-19, trong khi 75 người khác cũng bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến trưa 29/3 theo giờ Đức, trên cả nước đã ghi nhận 58.247 ca nhiễm và 455 ca tử vong.   

Chính phủ Anh cùng ngày thừa nhận lệnh phong tỏa toàn quốc do dịch bệnh COVID-19 có thể diễn ra trong "thời gian đáng kể", trong khi một chuyên gia y tế hàng đầu của Anh cảnh báo lệnh cấm này có thể kéo dài đến tháng 6 tới.   

Trả lời phỏng vấn đài BBC, Chánh Văn phòng Nội các Anh Michael Gove (Mai-cơn Gô-vơ) cho biết không thể dự báo chính xác những mọi người dân phải chuẩn bị cho thời gian dài khi các biện pháp phong tỏa vẫn phải áp dụng. 

Tính đến thời điểm này, Anh đã có 1.228 người tử vong do mắc bệnh COVID-19.     

Tại Đông Nam Á, Philippines ghi nhận thêm 343 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, mức tăng cao nhất trong ngày tại nước này, nâng tổng số ca nhiễm lên thành 1.418 người, trong đó có 71 ca tử vong (tăng 3 ca).  Malaysia cũng có thêm 150 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên thành 2.470 người. Trong khi đó, nước này ghi nhận thêm 7 ca tử vong do COVID-19, như vậy, cho tới nay Malaysia đã có 34 ca tử vong vì dịch bệnh. 

Indonesia có thêm 130 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia Đông Nam Á lên thành 1.285 người. Nước này có thêm 12 người tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại Indonesia lên thành 144.  Singapore thông báo thêm một ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại "Đảo quốc Sư tử" lên thành 3 trường hợp. Số trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Singapore hiện là 802 người.

Tại Thái Lan, số ca nhiễm hiện lên tới 1.388 trường hợp, trong đó có 7 ca tử vong. Lào thông báo sẽ đóng cửa công sở, tạm ngừng mọi hoạt động không thiết yếu từ ngày 1/4 tới. Tính tới ngày 29/3, Lào có 8 trường hợp cho kết quả dương tính.

Cũng trong ngày 29/3, người phát ngôn Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Mễ Phong (Mi Feng) cho biết, việc số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 "nhập khẩu" từ nước ngoài đang ngày càng gia tăng tại Trung Quốc làm tăng nguy cơ nước này sẽ phải đón nhận đợt lây nhiễm thứ 2.

Người phát ngôn Mễ Phong nêu rõ: "Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng 693 ca nhiễm từ nước ngoài, điều đó có nghĩa là có nguy cơ tương đối lớn xảy ra một đợt lây nhiễm mới". Trung Quốc đã ghi nhận thêm 45 ca nhiễm mới SARS-CoV-2 trong ngày 28/3, trừ một bệnh nhân thì tất cả những ca này đều "nhập khẩu" từ nước ngoài.

Đài NHK của Nhật Bản ngày 29/3 đưa tin, thủ đô Tokyo đã ghi nhận thêm 68 ca nhiễm mới. Tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Nhật Bản đã tăng lên gần 1.700 người, trong đó có 52 ca tử vong tính tới sáng 29/3, con số này không bao gồm những ca mắc bệnh trên du thuyền Diamond Princess bị cách ly hồi tháng trước.

Trong khi đó, tại Hàn Quốc, Thủ tướng nước này Chung Sye-kyun ngày 29/3 cho biết nước này sẽ tiến hành việc bắt buộc cách ly trong 2 tuần đối với tất cả những người nhập cảnh bắt đầu từ ngày 1/4 vì số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 từ nước ngoài ở Hàn Quốc đang gia tăng.   

Ông Chung Sye-kyun thông báo tất cả những người nhập cảnh Hàn Quốc, bất kể quốc tịch nào, sẽ phải cách ly. Người nước ngoài không có địa chỉ thường trú ở Hàn Quốc sẽ ở cách ly trong các cơ sở do Chính phủ Hàn Quốc chỉ định và tự trả phí.   

Tính đến sáng 29/3, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Hàn Quốc đã lên tới 9.583 trường hợp và số ca tử vong là 152 trường hợp.

Trong khi đó, Bộ Y tế Iran cho biết trong 24 giờ qua, đã có thêm 2.901 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số người mắc COVID-19 tại quốc gia Trung Đông này lên 38.309 người. Tổng thống Iran Hassan Rouhani thông báo chính phủ nước này đã phân bổ ngân sách lên tới 23,9 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế.

Trong gói ngân sách khẩn cấp này, khoảng 3 tỷ USD sẽ được rót cho lĩnh vực y tế, và 1,2 tỷ USD được sử dụng để thiết lập quỹ trang trải chi phí thất nghiệp. Khoảng 17,8 tỷ USD sẽ được cung cấp cho các doanh nghiệp dưới dạng các khoản vay lãi suất thấp. Chính phủ Iran cũng sẽ hỗ trợ bằng tiền mặt cho các gia đình có thu nhập thấp với tổng số tiền 1,9 tỷ USD.

* Mỹ ghi nhận ca tử vong đầu tiên dưới 1 tuổi

Giới chức Mỹ ngày 28/3 thông báo về một ca tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hiếm gặp, đó là một bệnh nhi dưới 1 tuổi, có kết quả dương với với virus SARS-CoV-2. Đây cũng là ca bệnh tử vong ở độ tuổi nhũ nhi đầu tiên tại Mỹ.

Theo Thống đốc bang Illinois, JB Pritzker, ca tử vong này nằm trong số ca tử vong liên quan đến những ca mới nhiễm trong 24 giờ qua. Bộ Y tế bang Illinois cho biết bệnh nhi tử vong tại Chicago, dưới 1 tuổi. Hiện cơ quan chức năng nước này đang điều tra xác định nguyên nhân tử vong của nhũ nhi này. 

Hiện chưa rõ đây có phải là tử vong do COVID-19 nhỏ tuổi nhất trên thế giới hay không bởi tuổi của ca tử vong nói trên chưa được công bố. Ngày 18/3, tại chí y học ở New England đưa tin một nhũ nhi 10 tháng tuổi tại Trung Quốc đã tử vong do mắc COVID-19. Thông tin cho biết em bé này đã tử vong sau 4 tuần nhập viện điều trị tại thành phố Vũ Hán - tâm dịch COVID-19 của Trung Quốc. 

Tuần trước, Mỹ cũng đã ghi nhận 1 ca tử vong ở độ tuổi thiếu niên, trong khi Pháp thông báo về ca tử vong do virus SARS-CoV-2 là một bé gái 16 tuổi. Các số liệu báo cáo y tế cho đến nay đều cho thấy phần lớn các ca tử vong là COVID-19 đều là người cao tuổi, có bệnh nền.

* Tổng thống Mỹ tuyên bố không phong tỏa New York 

Ngày 28/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố việc phong tỏa khu vực New York nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 là "không cần thiết" và ông đã yêu cầu các quan chức y tế liên bang ban bố một “khuyến cáo đi lại đủ mạnh” để thay thế cho lệnh phong tỏa.

Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, ông Trump cho rằng khuyến cáo này sẽ do chính quyền bang New York, New Jersey và Connecticut thực thi trên cơ sở tham vấn với chính phủ liên bang. Ông nêu rõ việc phong tỏa là không cần thiết và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) sẽ cung cấp thông tin chi tiết vào tối cùng ngày (theo giờ Mỹ).

Trước đó, Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc biện pháp cách ly bắt buộc đối với các bang New York, New Jersey và Connecticut nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Mỹ đã vượt qua Italy và Trung Quốc trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Đến nay, Mỹ đã ghi nhận 123.498 ca mắc và 2.211 ca tử vong do COVID-19. Các chuyên gia cảnh báo dịch bệnh này sẽ tiếp tục tồi tệ hơn ở quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới này với số ca nhiễm tăng nhanh hàng ngày và đỉnh dịch có thể rơi vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 tới.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngày 28/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ), ông Antonio Guterres thông báo cơ quan này quyên góp 250.000 chiếc mặt nạ bảo hộ cho thành phố New York (Niu Y-oóc) như một phần trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.  Trong một tuyên bố, TTK LHQ cho biết 250.000 chiếc mặt nạ bảo hộ sẽ được trao cho các chuyên gia y tế ở thành phố New York để đối phó với sự lây lan của dịch COVID-19.

TTK cho biết LHQ đang làm việc với Phái đoàn đại diện thường trực Mỹ tại LHQ và Văn phòng Thị trưởng thành phố New York để chuyển những chiếc mặt nạ bảo hộ đến các cơ sở y tế trên toàn thành phố. 

Việc quyên góp mặt nạ bảo hộ cho New York diễn ra vài ngày sau khi TTK LHQ tuyên bố thành lập quỹ quốc tế trị giá 2 tỷ USD để giúp đẩy lùi cuộc khủng hoảng do dịch bệnh COVID-19 ở những khu vực nghèo hơn trên thế giới. Gói cứu trợ này sẽ được điều phối bởi Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA).

* Tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng thảm họa tại bang Michigan

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua tuyên bố về tình trạng thảm họa đối với bang Michigan vào tối 27/3 sau khi thảo luận với Thống đốc bang này Gretchen Whitmer.

Trước đó cùng ngày, phát biểu họp báo, ông Trump đã phê bình bà Whitmer và nhấn mạnh vai trò của bản thân cùng các lực lượng phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Mỹ.

Việc ông Trump thông qua tuyên bố về tình trạng thảm họa đối với bang Michigan cho phép bang này được bổ sung nguồn hỗ trợ từ liên bang để chống dịch bệnh COVID-19.

Như vậy, Michigan là bang tiếp theo trong danh sách các bang và vùng lãnh thổ ông Trump tuyên bố về tình trạng thảm họa trong tuần này gồm các bang Massachusetts, Missouri, Maryland, Illinois, New Jersey, North Carolina, Texas, Florida và các vùng lãnh thổ Guam, Puerto Rico.

Cập nhật dịch COVID-19 ngày 29/3: Cảnh báo đỉnh dịch tại Mỹ có thể rơi vào cuối tháng 4

Ngày 28/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang cân nhắc biện pháp cách ly bắt buộc đối với các bang New York, New Jersey và Connecticut nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho hay ông đang xem xét biện pháp cách ly cũng như việc mở cửa trở lại nền kinh tế vào ngày 12/4 tới khi khẳng định: "Chúng tôi sẽ xem, điều gì xảy ra".

Cùng ngày, Thống đốc bang New York Andrew Coumo thông báo số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại bang này đã lên tới 52.318 trường hợp với 728 ca tử vong, đồng thời thông báo lùi thời điểm của cuộc bầu cử sơ bộ từ ngày 28/4 sang ngày 23/6.

Tính đến 18h ngày 28/3, thế giới ghi nhận hơn 650.000 ca nhiễm COVID-19 và 30.300 ca tử vong. Trong đó Mỹ hiện đang đứng đầu với 116.326 ca nhiễm và gần 2.000 ca tử vong vì COVID-19. Trong ngày 28/3, Mỹ ghi nhận thêm 12.200 ca nhiễm mới và gần 250 người tử vong.

CHẤN HƯNG (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật