• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyên gia nhận định những yếu tố giúp TP.HCM vượt qua đỉnh điểm của dịch Covid-19

TP.HCM trải qua hơn 150 ngày bùng phát dịch Covid-19 lần 4. Trung bình 7 ngày qua, số F0 mới tại thành...

Trao đổi với Zing, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết theo đánh giá của ông, đỉnh điểm căng thẳng của dịch Covid-19 ở TP.HCM cơ bản đã qua. Hiện hệ số lây nhiễm theo thời gian (Rt) tại TP.HCM chỉ còn dao động ở mức 0,88-0,9. Hệ số lây nhiễm này đã giảm mạnh so với đỉnh điểm (ở mức 5) và duy trì mức thấp kéo dài khoảng 2 tuần qua.

PGS Đỗ Văn Dũng đánh giá từ ngày 22/8 đến nay, đồ thị số ca bệnh chuyển nặng, tử vong xuống nhanh. Theo ông, guyên nhân giúp thành phố vượt qua giai đoạn đỉnh điểm là thực hiện nhiều giải pháp, dù đã có thời gian thực hiện chưa tốt.

Chuyên gia nhận định những yếu tố giúp TP.HCM vượt qua đỉnh điểm của dịch Covid-19

Đầu tiên đó là nỗ lực giảm số lượng ca mắc mới và phát hiện F0 trong cộng đồng. Thứ hai là nhờ sự tăng cường cảnh giác và ý thức từ phía người dân. Ngoài ra  sự bao phủ vaccine nhanh, rộng tại thành phố đã giúp giảm đáng kể số lượng ca bệnh mới và tỷ lệ F0 chuyển nặng.

“Nếu không tập trung tiêm chủng vaccine, có lẽ thành phố vẫn chưa vượt qua giai đoạn căng thẳng”, ông Dũng nói thêm.

Giải pháp cuối cùng và quan trọng nhất đó là sự thay đổi trong hệ thống điều trị.Để ứng phó với tốc độ lây lan của biến chủng Delta, thành phố đã xây dựng hệ thống điều trị từ nhà cho đến các cơ sở thu nhận, điều trị theo mô hình 3 tầng với các thuốc điều trị mới.

“Theo tôi, có lúc tỷ lệ lây nhiễm tăng mạnh, một phần là do việc quản lý F1, F0 chưa hoàn toàn tốt. Nhiều công việc đổ dồn khiến lực lượng y tế không đủ sức tập trung truy vết, cách ly, điều này dẫn đến một số tình huống gây lây nhiễm trong khu cách ly tập trung. Một số F0 chưa được quản lý tốt khiến họ di chuyển và vô tình gây lây nhiễm thêm”, PGS Dũng phân tích.

Sau khi thành phố có nhiều biện pháp thay đổi để đáp ứng việc điều trị F0 tốt hơn, bệnh nhân chuyển nặng tại nhà được cấp cứu kịp thời, tình hình dịch ở thành phố từ đó ổn định hơn rất nhiều.

Trao đổi với Zing, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM, cho biết dựa vào các chỉ số F0 mới, bệnh nhân nặng nhập viện và tử vong, tình hình dịch ở TP.HCM đã có nhiều bước khả quan và niềm hy vọng mới.

"Đây là tín hiệu mừng lớn nhất đối với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở TP.HCM. Biến chủng Delta diễn biến khó lường, do đó, chúng ta lạc quan nhưng tuyệt đối không chủ quan, đặc biệt sau ngày 30/9, riêng ngành y tế thành phố sẽ còn nhiều việc phải làm", Thứ trưởng nói.

Theo ông Sơn, ngành y tế thành phố sẽ phải tái cơ cấu lại hệ thống điều trị theo tình hình chung trong công tác phòng, chống dịch của thành phố.

"Hiện tại, số lượng F0 mới giảm nhưng bệnh nhân nặng vẫn còn, lực lượng chi viện không thể rút quân về ngay được. Bộ Y tế sẽ có phương án rút quân về từ từ, phối hợp nhuần nhuyễn giữa Trung ương và địa phương, để khi lực lượng này rút về sẽ không để lại khoảng trống cho y tế thành phố", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Theo PGS Đỗ Văn Dũng, đối với bệnh truyền nhiễm, điều trị cũng là biện pháp dự phòng quan trọng vì vậy cần kiểm soát chặt hệ thống điều trị F0 tại nhà và tầng 1, các trạm y tế phường, xã, thị trấn, tổ chăm sóc F0 phải có đủ thuốc, oxy cho người bệnh. Tầng 2 cũng phải trang bị hệ thống cấp cứu tương xứng với oxy. Tầng 3 có số lượng giường ICU đủ sức điều trị.

Theo chuyên gia này, sau ngày 1/10, người dân sẽ dần trở về cuộc sống bình thường mới. Tuy nhiên, việc duy trì được cuộc sống bình thường mới phụ thuộc vào độ bao phủ vaccine và mức độ tuân thủ phòng, chống dịch của người dân. 

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật