• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyên gia: Tiêm đủ 2 mũi nhưng vẫn nhiễm bệnh hay tử vong không phải điều bất thường

Theo chuyên gia, hiện nay có nhiều thông tin diễn giải sai, không chỉ ở Việt Nam mà còn tại các...

Nhận định về thông tin 86% bệnh nhân nhập viện đã tiêm ít nhất một mũi vaccine, và 17 trường hợp tử vong dù đã tiêm đủ 2 mũi được ngành y tế TPHCM công bố, trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, đây không phải là điều bất ngờ. Điều đó chỉ thể hiện vaccine có hiệu quả bảo vệ, nhưng không phải 100%.

Khi hiệu quả bảo vệ không hoàn toàn, nếu số người tiêm vaccine nhiều lên, mẫu số càng lớn thì tương ứng với số người mắc bệnh vẫn có khả năng lớn.

Chuyên gia: Tiêm đủ 2 mũi nhưng vẫn nhiễm bệnh hay tử vong không phải điều bất thường

Theo chuyên gia, hiện nay có nhiều thông tin diễn giải sai, không chỉ ở Việt Nam mà còn tại các quốc gia khác. Như ở Anh, 72% F0 tử vong là người đã tiêm vaccine để đả kích việc tiêm chủng. Hay tại Singapore, số liệu ngày 14/10 ghi nhận, có 50% người chuyển nặng là những người đã tiêm vaccine, 50% chưa tiêm.

"Nếu không tiêm vaccine, tỉ lệ chết gấp 10 lần so với được tiêm" - PGS Dũng khẳng định.

Theo chuyên gia, người thống kê về dịch tễ học sẽ không nhìn vào con số tử vong đơn thuần để đánh giá. Nếu vaccine hoàn hảo 100%, không có ai tiêm xong bị bệnh và tử vong thì dịch đã hết từ lâu.

Ông Dũng cho rằng quan điểm về chống dịch thích ứng, an toàn và linh hoạt của lãnh đạo TPHCM trong tình hình hiện tại là rất đúng.

Việc có cần tăng cấp độ dịch từ mức 2 (nguy cơ trung bình) sang mức 3 (nguy cơ cao) chưa, chuyên gia nói điều này phải dựa vào phân tích tổng số người mắc Covid-19 và tử vong trên tổng số dân. Ông cho rằng tỉ lệ này ở TPHCM còn hơi cao.

Nếu như so sánh với Singapore, có tỉ lệ tiêm chủng tương đương nhưng số tử vong trên người mắc chỉ khoảng 2/1.000. Còn tại Việt Nam và TPHCM, tỉ lệ hiện tại là 2/100 (theo thống kê của Bộ Y tế đến ngày 15/11, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam chiếm 2,2% so với tổng số ca nhiễm).

Nếu thống kê số mắc là đúng thực tế (xét nghiệm ở những người có nguy cơ và có triệu chứng) thì 1.000-2.000 người mắc/ngày tại TPHCM không là quá cao. 

Ông Dũng cảnh báo hiện nay việc xét nghiệm hoặc chẩn đoán bệnh tại TPHCM có thể chưa được thực hiện đúng mức. Có trường hợp khai báo đã là F0 rồi nhưng vẫn chưa được tiếp cận với y tế, chưa cách ly kịp thời. Ôngkhẳng định với số ca mắc thống kê như hiện tại, TPHCM chưa cần phải tăng cấp độ dịch để siết chặt hơn kiểm soát, gây ảnh hưởng cho cả cộng đồng.

Ông ủng hộ các biện pháp, nếu cá nhân nào không đeo khẩu trang, không khai báo y tế khi đến chỗ đông người hoặc tụ tập đông người, chính quyền có thể cưỡng chế thi hành hoặc phạt nặng.

PGS Dũng tái khẳng định, các biện pháp kiểm soát dịch then chốt là tăng cường tiếp cận y tế cho người dân, để họ cảm giác không bị kỳ thị vì nhiễm bệnh mà chủ động hợp tác khai báo, điều trị. Ông cho rằng chiến lược xét nghiệm rất quan trọng, nếu xét nghiệm không đúng trọng tâm sẽ gây lãng phí và không hiệu quả.

"Trọng tâm là gì? Là làm sao cho những người có triệu chứng được tiếp cận với xét nghiệm và khẳng định xét nghiệm, sau đó tiếp cận y tế. Lúc đó họ sẽ an tâm khai đúng và từ đó con số thống kê mới đúng" - PGS Dũng lý giải.

Ngoài ra, thành phố cần có nghiên cứu, giám sát dịch tễ, đánh giá lại hiệu lực vaccine để nhận định xem người dân đã tiêm loại vaccine nào cần thiết phải tiêm mũi tăng cường.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật