5 ca mắc mới (BN1.532-1.536) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh gồm 2 người tại TP.HCM, và 3 người tại Đà Nẵng.
Trường hợp cách ly tại TP.HCM là BN1.532 và BN1.533 là người nhập cảnh từ nước ngoài về về Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN405 (29/12) và chuyến bay SQ178 (31/12). Sau nhiều lần lấy mẫu bệnh phẩm, cả 2 bệnh nhân đều cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Nguồn: Bộ Y tế. |
3 trường hợp cách ly tại Đà Nẵng (BN1.534-1.536) từ Mỹ quá cảnh Sân bay Incheon (Hàn Quốc), sau đó nhập cảnh Sân bay Đà Nẵng ngày 13/1/2021 trên chuyến bay VN431.
Kết quả xét nghiệm ngày 14/1/2021 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Tính đến nay, Việt Nam đã 45 không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng. TP. HCM cũng trải qua 45 ngày qua không ghi nhận ca nhiễm mới ở cộng đồng.
Hiện TP xây dựng kịch bản ngăn chặn dịch COVID-19 dịp Tết Tân Sửu với các phương án, kịch bản phòng chống dịch cụ thể, đồng thời xử lý ngay những trường hợp bệnh đầu tiên, không để dịch COVID-19 lây lan ra cộng đồng.
TP.HCM lên kế hoạch phòng chống COVID-19 dịp Tết Nguyên Đán 2021. Ảnh: TTXVN. |
Tính đến nay, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đã thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 trên người. Hôm 14/1, Học viện Quân y bắt đầu tiêm mũi 2 vaccine NanoCovax liều 25mcg cho 3 tình nguyện viên đầu tiên giai đoạn 1. Cùng ngày, 10 tình nguyện viên khác được tiêm vaccine NanoCovax mũi 1 liều 75mcg.
Do đó, khả năng bắt đầu tiêm giai đoạn 2 sẽ diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán và duy trì 2 mức liều.
Diễn biến COVID-19 trên thế giới
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 218 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo trang worldometers.info, cập nhật lúc 18h ngày 15/1, toàn cầu có 93.616.866 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 2.004.499 ca tử vong và hơn 66,9 triệu ca hồi phục.
Mỹ tiếp tục dẫn đầu tổng số COVID-19 trên toàn thế giới với khoảng 23.848.410 ca nhiễm và 397.994 ca tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu. Hiện nay, quốc gia này còn ghi nhận 2 biến thể COVID-19 nhưng có vẻ biến chủng này không lan mạnh bên ngoài biên giới Mỹ và phát triển mạnh nhất ở vùng Thượng Trung Tây. Do đó, có đến 50% số ca mắc mới tại Mỹ liên quan những biến chủng này.
Trước diễn biến xấu do COVID-19, các "ông lớn" công nghệ bao gồm Microsoft Corp, Oracle Corp cùng các công ty chăm sóc y tế Cigna Corp và Mayo Clinic đã tham gia dự án “Sáng kiến Giấy chứng nhận tiêm vaccine” nhằm phát triển một loại hồ sơ điện tử cho những người đã được tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Sau Mỹ, đứng thứ 2 là Ấn Độ với 10.528.508 ca nhiễm, Brazil đứng thứ 3 với 8.326.115 ca nhiễm, Nga đứng thứ 4 với 3.520.531 ca nhiễm. Tính đến 18h ngày 15/1, trong danh sách các quốc gia có ca nhiễm nhiều nhất thế giới, Nga là nước ghi nhận thêm 24.715 ca mắc mới và có 555 trương hợp tử vong.
Số ca mắc COVID-19 ở Mỹ tiếp tục tăng khi xuất hiện biến chủng mới. Ảnh: AFP. |
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ lại cảnh báo thêm về 3 biến chủng "siêu COVID" và thế giới cần chuẩn bị tinh thần khi ngày càng có nhiều biến chủng mới xuất hiện khắp nơi. Tên của loại biến chủng này là 20C-US, đã xuất hiện ở Australia, Israel, Mexico, New Zealand, Ba Lan, Singapore, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) nhưng ở mức độ thấp.
Chính những biến chủng này đã khiến tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan nhanh hơn. Tại châu Á, Trung Quốc là quốc gia ghi nhận ca tử vong đầu tiên sau 8 tháng, khiến hàng triệu người phải trở lại tình trạng phong tỏa nhằm ngăn chặn nguy cơ tái bùng phát dịch.
Về tình hình tiêm vaccine COVID-19, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến nay đã có khoảng 28 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được tiêm chủng cho người dân trên thế giới, trong đó phần lớn ở những nước giàu có nhất.
Chương trình tiêm vaccine COVID-19 đang diễn ra thuận lợi. Ảnh: Rureporter. |
Cụ thể, có 5 loại vaccine hoặc các nền tảng nghiên cứu đã được ứng dụng và có 46 nước trên thế giới đã triển khai chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19, với khoảng 28 triệu liều vaccine đã được sử dụng. Đến nay, EU đã cấp phép sử dụng có điều kiện đối với 2 loại vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna.