• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dân chơi lan lao đao vì bị lừa mua lan phi điệp đột biến giả

Nhiều người chơi lan đột biến 5 cánh trắng đã bị lừa đảo với số tiền lên đến hàng...

Lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ được mệnh danh là "kim cương" của vùng đất Tổ vì sự "độc - dị - lạ". Loại lan này vừa đắt tiền, vừa hiếm có nên thu hút một bộ phận người chơi lan ham làm giàu nhanh chóng dẫn đến ngập trong nợ nần.

Vào cuối tháng 7/2020, ông Đoàn Văn Nam (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã làm đơn trình báo lên Công an huyện Phù Ninh về việc ông bị một số đối tượng lừa đảo, mạo danh lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ với số tiền lên đến 2,6 tỷ.

Ông Nam cho biết ông chơi lan đã gần 10 năm nhưng trước đó chỉ mua giỏ lan rừng dưới 2 triệu. Do thị trường lan đột biến rầm rộ nên ông cũng tìm hiểu về lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ. Ông tham gia các cộng đồng chơi lan trên mạng xã hội và được hướng dẫn mua lan qua các buổi bán hàng livestream.

  Ông Nam, Đoàn Văn Nam (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã chơi lan cả chục năm

Ông Nam, Đoàn Văn Nam (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã chơi lan cả chục năm

Ông đặt mua cây lan đột biến đầu tiên với giá 95 triệu đồng của Facebook Nguyễn Văn Lộc, ứng trước 65 triệu và được gợi ý thanh toán số còn lại sau khi bán được lan. Sau đó, có người liên hệ ông và muốn mua lan giá 115 triệu đồng, nghe vậy ông đồng ý và quyết định gọi cho Nguyễn Văn Lộc để thanh toán số tiền còn lại. Những lần sau đó ông đã giao dịch với số tiền lên đến 2,6 tỷ.

  Giỏ lan được cho là đột biến được ông Nam, Đoàn Văn Nam (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) mua từ Facebook Nguyễn Văn Lộc

Giỏ lan được cho là đột biến được ông Nam, Đoàn Văn Nam (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) mua từ Facebook Nguyễn Văn Lộc

Cho đến cuối tháng 7 vừa qua, sau khi nhận lan được cho là đột biến, ông Nam thấy cây lan nhận được không có hoa, rất khác với khi ông mua trên mạng. Ông liên hệ với bên chủ tài khoản thì được giải thích là vừa cắt hoa đi. Tuy nhiên, nếu cắt thì phải còn nguyên cuống, đằng này trên thân cây trống trơn.

Ông Nam cho biết thêm: "Trong vòng 1 tuần sau, hàng loạt người mua cây lan đột biến của tôi đồng loạt gọi thông báo, họ nghi ngờ cây tôi bán là giả và yêu cầu tôi hoàn trả tiền. Tôi đã gọi ngay cho Facebook Nguyễn Văn Lộc nhưng bị chặn số. Sau khi đăng câu chuyện lên mạng, tôi mới biết có rất nhiều trường hợp như tôi, mua ở nhiều Facebook tên khác nhau nhưng đều giao dịch qua tài khoản ngân hàng Bùi Thị Huệ. Lúc đó vì quá lo sợ, hoang mang nên tôi đã cắm giấy tờ nhà, mượn tiền anh em, họ hàng để trả cho khách hàng tổng số tiền là 2 tỷ 80 triệu và ôm về những giò lan "rởm". Gia đình tôi hiện nay đang rất suy sụp vì công sức làm lụng bấy lâu nay đổ sông đổ biển cả. Ở tuổi xế chiều mà còn nhận vố lừa quá đau đớn vì lòng tham che mờ lí trí".

Một người khác là ôn Đỗ Đức Thụ (khu 7 xã An Đạo, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) cũng đang lao đao vì lan đột biến. Ông Thụ cho biết ông cũng mới chơi lan nên đã tìm mua trên mạng từ Hòa Bình với giá 96 triệu đồng cùng với hình thức cọc 60% số tiền.

"Sau đó không lâu, một anh ở Tuyên Quang gọi cho tôi và muốn mua lại với giá 100 triệu đồng. Vì vốn không nhiều nên tôi chỉ có vài giao dịch với tổng số tiền mua cây khoảng 200 triệu đồng. Việc mua đi bán lại lan đột biến rất dễ dàng làm tôi không mảy may suy nghĩ", ông Thụ cho biết.

Tuy nhiên, sau khi đặt cọc 15 triệu để mua cây thì không thấy giao dù đã liên hệ nhiều lần. Ông Thụ đã cùng Công an huyện Phù Ninh lên tận vườn lan tại tỉnh Hòa Bình làm việc. Chủ vườn cho biết, ở vườn không có ai tên như thế, thỉnh thoảng có vài người ghé qua chụp ảnh, livestream, còn mục đích gì thì họ không biết. Kết quả là  ông Thụ cũng bị người khách ở Tuyên Quang đến trả cây lan đột biến và đòi lại tiền vì theo họ đây là cây lan đột biến giả.

Theo một số chuyên gia và những người chơi lan lâu năm cho biết, thị trường đầu tư lan đột biến tại Phú Thọ nói riêng là khoảng 500 tỷ mỗi năm, còn cả nước nói chung là con số rất khủng khiếp. Trên thực tế, có những giao dịch lan đột biến lên tới hàng tỷ đồng là chuyện thường. Tuy nhiên, để thị trường lan đột biến tăng lên vài trăm tỷ thì có thể đây là chiêu trò của nhà vườn để đánh bóng tên tuổi. Nhiều kẻ xấu đã lợi dụng tâm lý làm giàu của người chơi lan thiết hiểu biết để lừa đảo.

Các chuyên gia khuyến cáo, để ngăn chặn hành động thổi giá lan đột biến, chiết ghép cây lan đột biến giả, người chơi phải cực kỳ tỉnh táo trước các giao dịch bất thường, phải thẩm định thông tin, nhất là trên mạng xã hội, không tiếp tay, phát tán những điều còn nhiều nghi vấn. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, thanh tra, kiểm tra các giao dịch lan đột biến. 

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật