• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đưa nghiên cứu khoa học vào đời sống vì một môi trường nông nghiệp phát triển bền vững

27 báo cáo khoa học gửi đến Hội nghị chuyên đề “Môi trường, nông nghiệp với phát triển...

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững chính là quá trình nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Thổ nhưỡng và Nông hóa chủ chỉ Hội nghị
TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Thổ nhưỡng và Nông hóa chủ chỉ Hội nghị

Với chủ đề ““Môi trường, nông nghiệp với phát triển bền vững” , Hội nghị chuyên đề Môi trường và Nông nghiệp trong khuôn khổ Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc năm 2023 đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nữ trong toàn quốc. 27 báo cáo được gửi tới Hội nghị đề cập đến những vấn đề thiết thực đối với người nông dân và môi trường nông nghiệp trong nước. Đó là báo cáo khoa học Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất cây Atiso đỏ Trồng tại Thừa Thiên Huế của nhóm tác giả Phan Thị Phương Nhi, Phạm Quang Hoàng, Trần Thị Diệu, Thái Thị Huyền; Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, phát triển và hàm lượng đường trong hoa của cây bạc hà dại tại Hà giang ( Lê Thị Mỹ Hảo, Phùng Thị Mỹ Hạnh, Hoàng Thị Hoa, Mua Thị Dính); Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng giống bưởi đỏ ngọt tại Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội (Dương Thị Hồng Mai , Phan Thị Nga); Nghiên cứu giải pháp sử dụng phân bón ure phân huỷ chậm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do dư lượng phân bón trong nông nghiệp ( Đồng Thị Thu Huyền, Hoàng Hồng Giang, Nguyễn Thành Luân, Bùi Thị Phương Thúy); Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống chè mới giai đoạn 2029-2023 (Nguyễn Thị Hồng Lam, Nguyễn Thị Minh Phương, Phùng Lệ Quyên, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thị Kiều Ngọc, Phạm Thị Như Trang, Nguyễn Hoài Thu); Bào chế dầu gội đầu dược liệu từ vỏ bưởi, vỏ chanh và trái bồ kết (Lại Thị Hiền, Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Hồng Ánh, Hồ Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Thị Thùy Duyên, Hoàng Thị Mỹ Lệ, Nguyễn Trần Quý Trinh); Thiết lập liên kết gen mặn trên cây lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu (Nguyễn Thị Lang, Biện Anh Khoa, Bùi Chí Bửu); Phân lập và đánh giá bệnh sương mai trên dưa leo (Lê Nguyễn Thanh Ngọc, Nguyễn Thị Lang); Phân tích chất lượng của giống lúa Nếp Ngự tại Bình Định (Nguyễn Thị Khánh Trân, Biện Anh Khoa, Nguyễn Thị Lang); Phân tích đa dạng nguồn gen đậu que bằng kỹ thuật Microsatellite (Nguyễn Thị Hồng Loan, Lê Minh Khang, Nguyễn Trọng Phước, Nguyễn Thị Lang); Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nấm lá sen Pleurotus giganteus nuôi trồng tại Hà Nội (Lê Thị Hoàng Yến, Trần Huyền Thanh, Đồng Thị Hoàng Anh, Nguyễn Mỹ Linh, Lê Hồng Anh, Nguyễn Thị Thanh Mai); Xử lý màu và COD của nước thải sản xuất cồn sinh học bằng phản ứng Fenton  ( Lê Thị Hoàng Oanh, Phạm Minh Tuấn, Trần Như Quỳnh, Hoàng Thị Lan Anh, Trần Thị Mỹ Linh, Nguyễn Văn Trung);  Giải pháp xử lý chất thải thạch cao photpho của nhà máy DAP Đình Vũ- Việt Nam trong bối cảnh kinh tế tuần hoàn (Đặng Ngọc Phượng, Ngô Kim Chi, Trần Đại Lâm ); Nghiên cứu ảnh hưởng chiếu sáng led bổ sung tới sự sinh trưởng và năng suất cây dược liệu chứa tinh dầu húng quế (Vũ Thị Nghiêm, Trần Quốc Tiến, Tống Quang Công, Chu Thị Thu Hà, Phan Quyền); Đánh giá xu hướng tích luỹ đồng trong đất trồng nho (Phạm Thị Hà Nhung, Nguyễn Ngân Hà, Nguyễn Thị Hạnh, Trần Thị Tuyết Thu, Đinh Mai Vân, Đào Thị Hoan); Định hướng ứng dụng vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 trong xử lý nước thải ô nhiễm (Trần Thị Thương Huyền, Trần Thị Kim Chi, Nguyễn Thị Minh Thủy);  Ảnh hưởng của chất trợ thiêu kết lên tính chất điện môi của vật liệu gốm áp điện không chì BNT-ST ( Đinh Thị Hinh, Trần Vũ Diễm Ngọc, Nguyễn Thị Thảo); Kè sinh thái bảo vệ bờ kênh sông Đồng bằng sông Cửu Long vùng ảnh hưởng triều: mô hình và hiệu quả (Nguyễn Thị Bảy); Phương pháp DNA mã vạch ứng dụng cho phân loại di truyền 4 loài họ cá chép  CYPRINIDAE ở miền Bắc Việt Nam ( Lưu Thị Hà Giang, Nguyễn Thị Hoa, Đinh Thị Xuân, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Thị Ngân, Nguyễn Thị Diệu Phương, Đặng Thị Lụa); Nghiên cứu sàng lọc chỉ thị microsatellites liên quan đến khả năng kháng bệnh xuất huyết do vi khuẩn streptococcus agalactiae trên cá rô phi vằn (Phạm Hồng Nhật, Lưu Thị Hà Giang, Vũ Thị Huyền); Phân tích đa dạng di truyền và cấu trúc của các quần đàn cá chim vây vàng nuôi ở việt nam sử dụng chỉ thị microsatellite (Lưu Thị Hà Giang, Phạm Hồng Nhật, Vũ Thị Huyền, Nguyễn Thị Diệu Phương, Đặng Thị Lụa); Phân hủy sinh học 2,3,7,8- tetrachlorodibenzo-p-dioxin bởi nấm sinh laccase rigidoporus sp. Fmd21 (Đào Thị Ngọc Ánh, Đặng Thị Cẩm Hà); Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá chép (cyprinus carpio) trong ao ( Nguyễn Thị Hoa, Trần Anh Tuấn, Lưu Thị Hà Giang); Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất cây Atiso đỏ (Hibiscus sabdariffa L.) Trồng tại Thừa Thiên Huế (Lê Thị Thuý, Lê Thị Hợp, Đào Thị Vi Phương, Nguyễn Thị Dự, Phạm Thị Mỵ, Nguyễn Thị Thanh).v.v.

Các nhà khoa học nữ dự Hội nghị chuyên đề Môi trường và Nông nghiệp
Các nhà khoa học nữ dự Hội nghị chuyên đề Môi trường và Nông nghiệp

Ban tổ chức đã chọn 7 báo cáo trình bày trước Hội đồng chuyên môn gồm: Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống chè mới giai đoạn 2029-2023; Nghiên cứu sàng lọc chỉ thị microsatellites liên quan đến khả năng kháng bệnh xuất huyết do vi khuẩn streptococcus agalactiae trên cá rô phi vằn; Nghiên cứu giải pháp sử dụng phân bón ure phân huỷ chậm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do dư lượng phân bón trong nông nghiệp;Ảnh hưởng của chất trợ thiêu kết lên tính chất điện môi của vật liệu gốm áp điện không chì bnt-st; Kè sinh thái bảo vệ bờ kênh sông Đồng bằng sông Cửu Long vùng ảnh hưởng triều: mô hình và hiệu quả; Xử lý màu và COD của nước thải sản xuất cồn sinh học bằng phản ứng Fenton; Nghiên cứu nâng cao khả năng phát triển của trứng lợn thủy tinh hoá sử dụng thuốc thử Cyclosporine A và Docetaxel”.

Các đại biểu nghe báo cáo khoa học
Các đại biểu nghe báo cáo khoa học

Là nhà khoa học nữ đầu tiên được vinh danh tại Giải thưởng Trần Đại Nghĩa, nhờ thành tích đặc biệt trong việc chọn tạo thành công hàng chục giống lúa lai có khả năng chịu mặn, năng suất, chất lượng cao, GS.TS Nguyễn Thị Lang tham gia trong 4 báo cáo khoa học cũng các đồng nghiệp, trong đó có 2 báo cáo khoa học liên quan đến cây lúa; 1 báo cáo khoa học liên quan cây dưa leo và 1 báo cáo khoa học liên quan cây đậu que. Trước đó, các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu của TS Nguyễn Thị Lang về bản đồ di truyền cây lúa, genome học cây lúa trong lĩnh vực di truyền... mang ý nghĩa thực tiễn cao, đóng góp thiết thực vào sự phát triển sản xuất lúa gạo trong nước và nâng cao vị trí ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam trên thế giới. Vì thế, các báo cáo khoa học mà chị tham gia nghiên cứu lần này được dư luận quan tâm bởi tính thiết thực với những kỳ vọng khi áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao.

Đưa nghiên cứu khoa học vào đời sống vì một  môi trường nông nghiệp phát triển bền vững

Nông nghiệp Việt Nam đã từng bước hướng đến nền nông nghiệp xanh phát triển bền vững, nông nghiệp thân thiện với môi trường, mang lại chất lượng nông sản cao để đạt được giá bán cao. Nên, các nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và khoa học nữ nói riêng luôn thu hút được sự quan tâm của giới làm nông nghiệp. Có điều, để các nghiên cứu được ứng dụng trong thực tế, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong lĩnh vực cây trồng và giảm thiểu những ô nhiễm về môi trường nuôi, trồng cho một nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững cần  hơn nữa sự quan tâm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp. Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc lần thứ III, năm 2023 thêm một lần đề xuất của giới khoa học về việc cần có chính sách ưu đãi, quan tâm đặc thù, thiết thực để các nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong thực tế đời sống.

“Môi trường, nông nghiệp là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm từ trồng trọt, chăn nuôi tới thủy lợi… bởi vậy số lượng báo cáo cũng nhiều hơn hai chuyên đề còn lại. Mặc dù vậy, các báo cáo viên trong buổi ngày hôm nay đã trình bày rất tốt những ý tưởng và định hướng nghiên cứu của mình, các chủ đề cũng gắn liền với thực tế, tạo ra một Hội thảo chuyên đề sôi nổi, lôi cuốn. Có rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra, trao đổi cũng như góp ý, chia sẻ cho nhau những ý tưởng mới.” - TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Thổ nhưỡng và Nông hóa (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), chủ trì Hội nghị.

Đưa nghiên cứu khoa học vào đời sống vì một  môi trường nông nghiệp phát triển bền vững
Nguyệt Nhi; ảnh Hoàng Toàn

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật