• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng chi sao cho đúng?

Quốc hội đã thông qua gói chính sách tài khóa, tiền tệ lớn nhất từ trước đến nay, kéo dài...

Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển KT-XH vừa được QH thông qua. Quy mô gói chính sách này khoảng 350.000 tỷ đồng. Đây là gói hỗ trợ kinh tế có quy mô lớn nhất từ trước tới nay nhằm khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, tạo sức bật tăng trưởng lên mức 6,5 - 7%/năm. 

Đây là gói hỗ trợ kinh tế có quy mô lớn nhất từ trước tới nay nhằm khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, tạo sức bật tăng trưởng lên mức 6,5 - 7%/năm.  Gói hỗ trợ tài khóa là trụ cột chiếm phần lớn đều nằm trong các chính sách miễn, giảm, giãn, hoãn thuế, đầu tư phát triển, giải quyết việc làm. Còn lại là gói hỗ trợ tiền tệ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay và các hỗ trợ khác.

Trong gói hỗ trợ phục hồi kinh tế này, Nhà nước sẽ giảm thuế giá trị gia tăng 2%, áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ hiện đang chịu mức thuế VAT 10%, ngoại trừ một số nhóm ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã được nêu rõ trong nghị quyết. Trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng giảm sút do dịch, chính sách này đã nhận được nhiều hưởng ứng từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng chi sao cho đúng?

Đối với các doanh nghiệp, dù việc giảm thuế giá trị gia tăng chỉ dành cho khách hàng nhưng doanh nghiệp vẫn được lợi vì giúp tăng doanh số bán hàng. Nhiều nhà hàng này kỳ vọng, khách hàng sẽ chi tiêu nhiều hơn sau khi được giảm thuế VAT.

Theo các chuyên gia, việc giảm thuế giá trị gia tăng sẽ tạo phản ứng tích cực về tiêu dùng, đầu tư và cung lao động, kéo theo sản lượng gia tăng, giúp phục hồi cho nền kinh tế.

Một điểm mới nổi bật nữa là gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2%/năm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh với tổng quy mô ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng thông qua các ngân hàng thương mại. 

Các doanh nghiệp cũng mong muốn gói hỗ trợ sẽ sớm có hướng dẫn cụ thể về đối tượng, điều kiện được giảm. Chính sách phải sớm đến được tay doanh nghiệp mới giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ thời điểm khôi phục sản xuất sau dịch bệnh.

Nghị quyết của Quốc hội cũng yêu cầu ngành ngân hàng phấn đấu giảm lãi suất cho vay thêm 0,5 - 1%/năm trong 2 năm tới. Trong định hướng điều hành, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại phải cân đối nguồn vốn để giảm lãi vay, bởi hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi cũng chính là giúp ngân hàng bảo đảm an toàn hoạt động.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Đây là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp không bị chuyển nhóm nợ xấu, có thể tiếp cận được dòng vốn khôi phục sản xuất kinh doanh.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật