• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Nội: Nhiều nhân viên thành F0, y tế phường quá tải

Nhiều phường, quận trên địa bàn cũng xảy ra tình trạng nhân viên y tế nhiễm bệnh nhưng...

Trạm y tế phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, có 9 nhân viên y tế, hiện 5 người nhiễm bệnh. F0 được trạm bố trí riêng vị trí làm việc trên tầng hai, cách ly với 4 nhân viên còn lại âm tính, đang ở tầng một. Những người chưa mắc Covid cũng thay phiên trực điện thoại, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vaccine và quản lý F0 trên hệ thống.

Phường Quan Hoa còn có thêm đội ngũ sinh viên, dân quân tình nguyện, gồm 48 người, tuy nhiên hiện bị nhiễm virus một nửa. 

Hà Nội: Nhiều nhân viên thành F0, y tế phường quá tải

Ông Trương Kỳ Phong, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hà Đông, cho biết quận Hà Đông có 17 phường, tương ứng 17 trạm y tế, mỗi trạm có 7-8 nhân viên. Theo ông Phong, có nơi cả trạm trưởng mắc Covid-19, nhưng vẫn phải điều hành công việc qua điện thoại. "

Quận Nam Từ Liêm cũng ghi nhận số F0 tăng mạnh, trong đó nhiều nhân viên y tế, người tham gia điều trị F0 tại nhà nhiễm bệnh.

Quận Đống Đa gần đây ghi nhận thêm khoảng 200 ca mắc Covid-19 mỗi ngày. Công việc đổ dồn nhiều hơn vào trạm y tế cố định khi người dân liên tục gọi đến, thậm chí có đơn vị bị nghẽn mạng do có hàng trăm cuộc gọi cùng lúc, khiến người dân bất bình phản ánh.

Hiện các quận đã báo cáo Sở Y tế Hà Nội để xin hỗ trợ. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng hôm 23/2 cũng yêu cầu các đơn vị phải chủ động có phương án tăng cường lực lượng cho các địa bàn "nóng".

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nhận định nhân viên y tế mắc Covid-19 vẫn phải làm việc ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh. 

Theo ông Phu, các biện pháp phòng bệnh cho nhân viên y tế cần được ưu tiên chú trọng. Một là những người này phải tự phòng bệnh, ví dụ hạn chế việc tiếp xúc đông người, thực hiện tốt 5K... Hai là ngành y tế cần chú ý tăng cường các biện pháp phòng bệnh, như đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo hộ cho nhân viên. Ngoài ra, nếu các địa phương thiếu hụt lực lượng này, cần thông báo kịp thời với cấp trên để có sự tăng cường, điều động kịp thời vì đây là nhân lực chủ chốt đảm bảo điều trị cho F0 tại nhà.

Ông Phu cho biết thêm, từ khi đại dịch bùng phát, cán bộ y tế đã phải gồng gánh một khối lượng công việc khổng lồ, "bị quá tải, chịu áp lực rất lớn". Trong khi y tế dự phòng, y tế cơ sở nói chung còn nhiều hạn chế, thiếu thốn về số lượng lẫn chất lượng. Vì thế, hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là lĩnh vực y tế dự phòng của Việt Nam cần được đầu tư, chú trọng hơn nữa để phát triển.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật