Kết quả dựa trên căn cứ hồ sơ tự đánh giá chấm điểm triển khai công tác quản lý ATTP năm 2020. Các tiêu chí được xét tới như công tác chỉ đạo, điều hành quản lý ATTP; giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm ATTP; xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; xác nhận sản phẩm an toàn...
Các địa phương sẽ dựa trên các khâu địa phương tự đánh giá (sở NN-PTNT) theo các thang điểm tối đa quy định 5 đến 10 điểm, chẳng hạn như trong khâu thực hiện lấy mẫu giám sát ATTP, địa phương sẽ được 3 điểm nếu thực hiện lấy mẫu giám sát 100% sản phẩm chủ lực tại địa phương; thực hiện thiếu 1 sản phẩm chủ lực trừ 0,5 điểm… Sau đó, hồ sơ sẽ được hội đồng của Bộ NN-PTNT thẩm định, đồng thời trình Bộ trưởng phê duyệt kết quả.
Nhóm địa phương triển khai tốt (80 điểm trở lên) với điểm thẩm định của hội đồng cao nhất là 92, tỉnh Hòa Bình giữ vị trí đầu tiên trong nhóm địa phương triển khai tốt, tiếp đó là Cần Thơ, Long An với 90 điểm; Hà Nội và Lâm Đồng cùng điểm 89. Trong nhóm địa phương triển khai tốt công tác quản lý ATTP nông lâm thủy sản có 21 địa phương.
TPHCM đứng vị trí thứ 35, thuộc nhóm địa phương triển khai đạt yêu cầu trong công tác quản lý ATTP nông lâm thủy sản năm 2020, với điểm thẩm định của hội đồng là 17,5, cuối bảng xếp hạng là tỉnh Tây Ninh với số điểm là 60.