• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành may mặc kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ gửi thêm vaccine COVID-19 cho Việt Nam

Hiệp hội Quần áo & Giày dép đang đề nghị chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam giúp tiêm phòng COVID-19...

Hôm 27/7, Hiệp hội Quần áo & Giày dép Hoa Kỳ đã gửi thư đến Tổng thống Joe Biden, với mong muốn Mỹ sẽ gửi thêm vaccine cho Việt Nam, để ưu tiên tiêm cho công nhân trong ngành may mặc và giày. Vì nhiều nhà máy đã phải tạm đóng cửa do số ca nhiễm COVID-19 gia tăng tại Việt Nam.

Các nhà sản xuất điện tử đã đối phó với sự gián đoạn chuỗi cung ứng bằng cách thực hiện "3 tại chỗ" theo quy định của chính phủ, gồm sản xuất, ăn uống và nghỉ ngơi tại chỗ.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất dệt may có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nên họ ít có khả năng chi trả cho lựa chọn này. Trong khi đó, Việt Nam là nguồn xuất khẩu quần áo và giày dép lớn thứ hai vào Mỹ, sau Trung Quốc.

may-mac.jpg
Hiệp hội Quần áo & Giày dép Hoa Kỳ đang thúc giục Việt Nam gửi thêm vaccine đến các trung tâm công nghiệp ở miền nam đất nước, nơi đã chứng kiến ​​sự bùng phát của COVID-19. Ảnh: Reuters

Hiệp hội cho biết, thành viên của hội gồm 1.000 thương hiệu thời trang lớn và họ đã đề nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính bổ sung các nhà sản xuất dệt may vào danh sách tiêm chủng.

"Sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam cho những người lao động trong ngành dệt may là hết sức quan trọng đối với cả hai quốc gia", Giám đốc điều hành hiệp hội Steve Lamar cho biết trong bức thư.

Các thành viên của hiệp hội sản xuất các sản phẩm khác nhau, từ áo sơ mi Calvin Klein đến giày ECCO và ba lô Jansport.

Sự bùng phát của các ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam, hiện đã vượt qua con số 100.000 ca, đang đe dọa các công ty như Nike. Công ty cho biết, họ có 200 nhà cung cấp ở Việt Nam, nơi đã sản xuất 50% giày trên toàn cầu vào năm 2020.

Panjiva, một công ty con của S&P Global, cho biết trong một báo cáo gần đây rằng, nguồn cung giày dép của Nike đang ở mức thấp do sự gián đoạn COVID-19 ở Việt Nam. Một số nhà sản xuất chính, bao gồm Pou Chen, Changshin, Feng Tay Enterprises và Eclat Textile, đã tạm dừng sản xuất trong tháng này.

Khi được hỏi liệu hãng có phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng hay không, Nike cho biết họ có thể "điều hướng những động lực trong ngắn hạn này".

"Chúng tôi mong muốn các nhà cung cấp của mình ưu tiên sức khỏe và sinh kế của nhân viên, đồng thời tiếp tục tuân thủ các yêu cầu pháp lý và quy tắc ứng xử của Nike về cung cấp tiền lương, phúc lợi và thôi việc", một phát ngôn viên nói với Nikkei Asia.

Hiệp hội may mặc có trụ sở tại Washington kêu gọi Việt Nam chuyển nhiều vaccine hơn đến các trung tâm công nghiệp ở phía Nam, hiện là tâm điểm của các ca nhiễm mới. 

Làn sóng COVID-19 thứ 4 lần đầu tiên xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam, nơi tọa lạc các công ty công nghệ như Samsung và nhà cung cấp Foxconn của Apple. Những công ty này đã được thêm vào danh sách tiêm chủng và quyên góp cho quỹ vaccine quốc gia để đảm bảo các mũi tiêm chủng. 

Theo Bộ Y tế, cú sốc COVID-19 cũng xảy đến với các nhân viên của Intel, nhà máy bia Sbeco và Vingroup, tập đoàn lớn nhất Việt Nam.

Người mua hàng Mỹ ngày càng tin dùng hàng Việt Nam bất chấp việc cựu Tổng thống Donald Trump nỗ lực thúc đẩy ngành sản xuất của Mỹ. 

Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, các lô hàng dệt may từ Việt Nam đã tăng 20% ​​tính đến tháng 5 năm nay, so với cùng kỳ năm 2020. Đồng thời, Việt Nam chiếm 15% tổng nhập khẩu của Mỹ, so với 28% của Trung Quốc.

NHẬT SANG

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật