• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người nghi nhiễm F1 ở phường Nam Đồng đã được đưa đi cách ly

Trước đó, ông L.T.X được coi là F1 vì tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với virus...

Vào ngày 9/3 vừa qua, người dân khu tập thể Nam Đồng đã phản ánh về việc một trường hợp nghi nhiễm tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm virus Covid-19 nhưng lại không được cách ly tại cơ sở y tế, thậm chí là vẫn đi lại tự do.

Đối tượng cần cách ly 14 ngày là ông L.X.T (SN 1959). Các đối tượng gồm bà B.T.K.D, vợ ông T. các con L.T.T, L.T.A, và bà T.T.M (người giúp việc) đều đang được khoanh vùng thuộc diện nghi nhiễm, tiếp xúc (F2).

Phường Nam Đồng yêu cầu cách ly tại nhà với ông L.X.T vì tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm virus Covid-19. Ảnh: VOV
Phường Nam Đồng yêu cầu cách ly tại nhà với ông L.X.T vì tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm virus Covid-19. Ảnh: VOV

Phường Nam Đồng đã thông báo về sự việc nhưng cho đến trưa ngày 10/3 khu vực này vẫn chưa tiến hành khử trùng hay có biện pháp đảm bảo dịch tễ khác.

Ông Phan Hồng Việt, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, quận chưa nhận được báo cáo của phường về trường hợp nghi nhiễm. Hiện tại quận đã cử y tế xuống xác minh và yêu cầu đưa ông L.X.T đi cách ly vào lúc 14h ngày 10/3.

Ông Việt cho biết do các bệnh viện đang thiếu nên quận đã yêu cầu giám sát không cho người nghi nhiễm đi lại khu dân cư. Đồng thời Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa khẳng định sẽ tiến hành khử trùng khu vực này sớm nhất và bày tỏ quan điểm của quận là lập tức xử lý khi phát hiên ca nghi nhiễm và yêu cầu cách ly. “Trường hợp không hợp tác, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu cưỡng chế cách ly để đảm bảo an toàn cho những người dân xung quanh”, ông Việt nói.

Trước đó vào tối 9/3, trao đổi với VOV, ông Ngô Tiến Ngọc, Chủ tịch UBND phường Nam Đồng cho biết, gia đình ông L.X.T là tiếp xúc cấp độ F1, F2. Tuy nhiên việc không đưa các đối tượng này đi cách ly là các bệnh viện đang thiếu chỗ. Còn về việc phun thuốc khử trùng cần phải được  “tiến hành lần lượt”. Ông Ngọc cũng khẳng định, những gì phường làm là đúng quy trình, người dân không nên hoang mang.

Theo quy định của Bộ Y tế, những người nghi nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân dương tính Covid-19 sẽ phải cách ly tại các cơ sở y tế, tuy nhiên, thông báo của UBND phường Nam Đồng lại chỉ yêu cầu những người trong gia đình ông L.X.T cách ly tại nơi ở. Cả nhà ông vẫn đi lại trong khu dân cư và ra ngoài bình thường.

Lịch trình đi lại của những người đang được yêu cầu cách ly do tổ dân phố ghi lại. Ảnh: VOV
Lịch trình đi lại của những người đang được yêu cầu cách ly do tổ dân phố ghi lại. Ảnh: VOV

Tổ trưởng Tổ dân phố số 11, phường Nam Đồng, ông Phạm Thế Hùng cho biết ngay sau khi nhận được thông báo của UBND phường về ca nghi nhiễm F1, tổ dân phố đã huy động đảng viên tiến hành gám sát hộ gia đình ông T., tuy nhiên toàn bộ những người giám sát đều là người dân tại tổ dân phố, không có cơ quan y tế và đặc biệt là không có đồ bảo hộ y tế. Bản thân ông Hùng cũng nắm rõ theo quy định là phải cách ly tại bệnh viện, vì vậy ông rất thắc mắc về trường hợp này.

Ông Hùng cho biết: “Bản thân ông L.X.T vẫn đi xe máy ra ngoài, khi được hỏi thì báo là đi mua nhiệt kế y tế, con gái ông này vẫn thoải mái ra chợ mua bán. Khi những người giám sát yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách ly tại nhà, thì con gái ông T. lại có những lời lẽ không hay.

Người dân tại đây đang rất bức xúc, hoang mang. Bản thân chúng tôi dù giám sát, nhưng không có bất kỳ đồ bảo hộ nào ngoài khẩu trang, hơn nữa không có thẩm quyền và chức năng xử lý, nên không thể yêu cầu những đối tượng này chấp hành việc cách ly theo quy định”.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch TPHN Nguyễn Đức Chung về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, nếu có người nghi nhiễm phải cách ly ngay tập tức, sau đó tổ chức khoanh vùng. Sở Y tế phải lên kế hoạch với từng toà nhà, từng khối phố, tổ dân phố, từng khu dân cư trên địa bàn... Ngoài ra cần tổ chức tuyên truyền đến người dân, du khách phải hiểu rõ về dịch bệnh, có sẵn đường dây nóng ở các viện, cấp chính quyền cơ sở phải thường xuyên túc trực phối hợp với Sở Y tế để đưa đi xét nghiệm hay cách ly.

Ông Chung nhấn mạnh: "Nếu không công khai, không minh bạch, không tự giác thì sau này đều phải trả giá. Rút kinh nghiệm từ những trung tâm dịch bệnh đã xảy ra do sự chậm trễ của các cấp chính quyền, chậm trễ của cơ quan dịch tễ dẫn đến hậu quả khôn lường. Hậu quả rất lớn cho xã hội, thành phố, gia đình, cá nhân người mắc”. 

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật