Hiện nay, nhà máy Z121 đã tổ chức gần 60 điểm bán sản phẩm pháo hoa ở hơn 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Mỗi người dân chỉ được mua giới hạn mỗi chủng loại 5 hộp.
Trên các trang chợ mạng, pháo hoa Z121 là 2 sản phẩm giàn phun hoa và giàn phun viên được rao bán số lượng lớn tràn lan với mức giá cao gấp 2-3 lần so với giá niêm yết. Cụ thể, giá bán trên trang thương mại điện tử dao động từ 750.000 đồng-1,2 triệu đồng/giàn, trong khi giá niêm yết chỉ từ 308.000-330.000 đồng/giàn.
Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm khác cũng được các tài khoản bán hàng online đăng bán với giá cao gấp 2-3 lần. Tuy nhiên nhiều người lo ngại về nguồn gốc xuất xứ của những mặt hàng bán onine này do đó đã tìm đến các cửa hàng của nhà máy phân phối chính thức để hỏi mua.
Pháo hoa cũng được đẩy giá bán gấp hơn 3 lần trên các chợ mạng. |
Sản phẩm giàn phun hoa là sản phẩm đã được công ty dừng cung cấp để nghiên cứu vẫn được cửa hàng này bán ra với giá 1 triệu đồng.
Người dân cho biết muốn mua pháo hoa họ phải mua theo combo. Ví dụ như ở cửa hàng quận Bình Chánh, muốn mua 1 giàn phun viên thì phải mua kèm các loại khác, tổng là 1 triệu đồng. Còn ở huyện Củ Chi, 1 combo giàn phun viên, 2 ống thác nước bạc giá 800.000 đồng.
Đại diện nhà máy Z121 cho biết đã ghi nhận tình trạng nâng giá bán, yêu cầu khách mua combo ở một số đại lý và đơn vị sẽ chấn chỉnh, điều tra, xử lý.
Trước đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng có công văn gửi Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 yêu cầu doanh nghiệp không ép người mua pháo hoa combo các sản phẩm pháo khác nhau.
Trao đổi với Zing, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng văn phòng luật sư Trung Hòa - cho rằng mặt trái là việc mua đi bán lại dẫn tới giá pháo hoa hợp pháp bị đẩy lên cao nhiều hơn giá niêm yết, lũng đoạn giá. Tuy nhiên, theo ông, hành vi mua đi bán lại pháo hoa dù là pháo hoa hợp pháp hoàn toàn bị cấm theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ bị cấm.
Lý do là bởi kinh doanh pháo hoa là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Mục đích, pháo hoa mà Bộ Quốc phòng bán pháo hoa là để cho người dân sử dụng. Do đó, trong trường hợp này cá nhân mua để sử dụng là hợp pháp nhưng hành vi mua đi bán lại pháo hoa hợp pháp dù có hóa đơn vẫn bị coi là trái phép.
Người dân cần phân biệt rõ pháo hoa không nổ được phép sử dụng và pháo hoa nổ không được phép sử dụng, sau khi mua nộp lại hóa đơn, chứng từ mua cho công an nơi cư trú và dự định sử dụng để quản lý. Chỉ người mua có tên trong hoá đơn và gia đình được sử dụng, nghiêm cấm mua và bán lại, cho tặng.
Để đảm bảo tính pháp lý, trên mỗi giàn pháo hoa đã in rõ chủng loại, số lô, địa chỉ sản xuất, hướng dẫn sử dụng. Người mua cũng được cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ để xuất trình cho các cơ quan chức năng kiểm tra.